Điểm danh các thuốc huyết áp hiệu quả nhất hiện nay! [Cập nhật mới nhất]

A- A+

Khi được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, chắc hẳn bạn sẽ được kê đơn thuốc huyết áp. Đôi khi bạn cảm thấy băn khoăn rằng tại sao bác sĩ lại cho bạn sử dụng loại thuốc này? Nó mang lại lợi ích gì cho bệnh của bạn? Và liệu có gây ra tác dụng bất lợi không? Làm sao để dùng thuốc không chỉ hiệu quả mà còn an toàn? Tất cả các băn khoăn này sẽ được giải đáp trong bài dưới đây!


Nguoi-benh-tang-huyet-ap-se-duoc-ke-don-phoi-hop-mot-hay-nhieu-duoc-pham-dieu-tri-tang-huyet-ap
Người bệnh tăng huyết áp sẽ được kê đơn phối hợp một hay nhiều dược phẩm điều trị tăng huyết áp 

Nhóm thuốc lợi tiểu điều trị cao huyết áp

Thuốc lợi tiểu giúp thận đào thải bớt lượng nước dư thừa và muối (natri) ra khỏi cơ thể bạn. Từ đó giúp giảm lưu lượng máu đi qua lòng mạch và làm hạ huyết áp. 

Các loại thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide: chlorthalidone, hydrochlorothiazide (Microzide), metolazone, indapamide…
  • Thuốc lợi tiểu quai: torsemide (Demadex), furosemide (Lasix), bumetanide…
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali: Amiloride (Midamor), Eplerenone (Inspra), Spironolactone (Aldactone, Carospir), Triamterene (Dyrenium)...

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu là có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể và gây ra hiện tượng chuột rút ở bắp chân, mệt mỏi. Tác dụng phụ ít gặp hơn thường gặp ở người sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày làm tăng lượng đường trong máu, tăng acid uric máu hay gây mất cân bằng điện giải (giảm nồng độ kali và magiê, do bị thải trừ qua nước tiểu). 
Vì vậy, khi sử dụng thuốc lợi tiểu bạn cần lưu ý:

  • Nếu có bệnh lý đi kèm như tiểu đường hoặc gút thì bạn cần thông báo với bác sĩ và cẩn thận trong quá trình dùng thuốc để khắc phục hiện tượng tăng đường huyết hay tăng acid uric quá mức. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, đặc biệt là các nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, lợi tiểu quai, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ví như chuối và nước cam để giúp bổ sung kali.
  • Nên uống thuốc vào buổi sáng để hạn chế tình trạng đi tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ

Bổ sung các loại quả giàu Kali khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Bổ sung các loại quả giàu kali như chuối sẽ giúp hạn chế tình trạng hạ kali máu khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc huyết áp chẹn beta giao cảm

Nhóm thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim và giảm sức co bóp của tim. Do đó tim sẽ bơm ra một lượng máu ít hơn vào động mạch sau mỗi nhịp đập và làm giảm huyết áp. 
Hiệu quả hạ huyết áp của nhóm này không cao và có nhiều tác dụng không mong muốn như: gây mất ngủ hoặc mệt mỏi, lạnh đầu chi, trầm cảm, và làm tăng nặng tình trạng co thắt phế quản ở người mắc bệnh viêm tắc phế quản phổi.
Hiện nhóm này chỉ được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp có chỉ định bắt buộc chẹn beta, đó là tăng huyết áp có kèm theo các bệnh: bệnh mạch vành, suy tim, loạn nhịp nhanh, tăng nhãn áp hay tăng huyết áp thai kỳ.

Đặc điểm nhận dạng chung của nhóm là đuôi “olol” như:

  • Sectral (Acebutolol)
  • Zebeta (bisoprolol)
  • Blocadren hoặc Timolide (timolol)
  • Tenormin (atenolol)
  • Kerlone (betaxolol)
  • LOPRESSOR hoặc Toprol XL (metoprolol)
  • Corgard (nadolol)
  • Ziac (bisoprolol và hydrochlorothiazide)
  • Inderal (propranolol)
  • Betapace (sotalol)
  • Cartrol (carteolol)

Thuốc chẹn beta có thể khiến bạn bị tụt đường huyết. Do đó, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường và đang dùng thuốc này. Đồng thời, bạn không nên đột ngột ngừng dùng thuốc chẹn beta vì làm như vậy có thể làm huyết áp tăng cao đột biến.


Khi-dung-cac-loai-thuoc-huyet-ap-chen-kenh-canxi-nhu-bisoprolol-nguoi-benh-tuyet-doi-khong-tu-y-ngung-thuoc

Khi dùng các loại thuốc huyết áp chẹn kênh canxi như bisoprolol, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc

Điều trị tăng huyết áp với nhóm thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC)

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất angiotensin II - một loại hormone có tác dụng làm co mạch máu và dẫn đến cao huyết áp. ƯCMC là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp tại Việt Nam. Bởi hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp, nhất là khi một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp không hiệu quả. Đồng thời, nó còn có tác dụng ngăn ngừa suy tim do bệnh huyết áp.

Nhược điểm lớn nhất ở nhóm này là gây ho khan, tuy nhiên nếu ho không quá nặng và bạn có thể chịu đựng được thì tốt nhất bạn nên tiếp tục sử dụng. Bởi bên cạnh tác dụng phụ gây ho khan thuốc còn giúp bảo vệ nội mạc mạch máu cho bạn.
Một số tác dụng phụ khác có thể kể đến như giảm cảm giác ngon miệng, hiếm gặp là nổi mề đay, tổn thương thận. Không dùng cho phụ nữ có thai và dự kiến mang thai trong thời gian sử dụng thuốc.

Nhóm này có chung đuôi “pril”

  • Lotensin (benazepril)
  • Prinivil hoặc Zestril (lisinopril)
  • Capoten (captopril)
  • Monopril (fosinopril)
  • Aceon (perindopril)
  • Accupril (quinapril)
  • Vasotec (enalapril)
  • Altace (ramipril)
  • Mavik (trandolapril)
  • Univasc (moexipril)

Người bệnh cao huyết áp đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh beta hay thuốc lợi tiểu và các thuốc điều trị tăng huyết áp khác có băn khoăn cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia theo số để được giải đáp:


Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB)

Nếu như nhóm ức chế men chuyển tác động ức chế sản xuất angiotensin - hormon làm co mạch, thì nhóm này lại tác động đến angiotensin II bằng cách ức chế tác động co mạch của chúng, từ đó giúp giảm huyết áp. Thuốc thường được sử dụng khi người bệnh không thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển.

Nhóm này được cho là an toàn vì ít tác dụng phụ, nhưng giá thành khá cao nên nhiều người bệnh không có điều kiện sử dụng đồng thời không có tác dụng bảo vệ nội mạc mạch máu. Các thuốc trong nhóm này đã có ở Việt Nam bao gồm:

  • Cozaar (losartan)
  • Atacand (candesartan)
  • Avapro (irbesartan)
  • Teveten (eprosartan)
  • Diovan (valsartan)
  • Micardis (telmisartan)

Nhóm chẹn kênh canxi – thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến

Sự vận chuyển dòng ion canxi đi vào và đi ra khỏi tế bào là cần thiết cho tất cả các cơn co thắt của cơ bắp. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi sẽ giúp chặn dòng ion canci, không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, từ đó gây giãn mạch, làm giảm áp lực máu và giúp hạ huyết áp.

Thuốc chẹn kênh canxi có ở dạng tác dụng ngắn và tác dụng dài. Thuốc tác dụng ngắn có tác dụng nhanh chóng, nhưng tác dụng chỉ kéo dài trong vài giờ. Thuốc tác dụng kéo dài được giải phóng từ từ để mang lại hiệu quả lâu dài hơn. 

 

Thuoc-chen-kenh-canxi-Adalat-duoc-su-dung-pho-bien-trong-dieu-tri-benh-tang-huyet-ap

Thuốc chẹn kênh canxi Adalat được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tăng huyết áp

Nhóm thuốc này dùng tốt cho người bệnh có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với người bệnh cao tuổi và không làm ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. 

Nhóm này bao gồm các thuốc gốc phần lớn có đuôi là “dipin”

  • Adalat hoặc Procardia (nifedipine)
  • Vascor (bepridil)
  • Calan, Isoptin, Verelan hoặc (verapamil)
  • Cardizem hoặc Tiazac (diltiazem)
  • Norvasc hoặc Lotrel (amlodipine)
  • Nimotop (nimodipine)
  • Plendil (felodipin)
  • Sular (nisoldipine)

Tác dụng phụ có thể gặp ở một số thuốc như: phù chi, chóng mặt, táo bón, hoặc chóng mặt.

Nhóm thuốc huyết áp cao chẹn alpha

Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất một loại hormone có tên gọi là catecholamin. Chúng sẽ gắn kết với các thụ thể alpha adrenergic ở trên mạch máu và làm co mạch, từ đó gây tăng huyết áp. 

Nhóm thuốc chẹn alpha sẽ giúp ngăn các catecholamin liên kết với các thụ thể alpha và làm giảm huyết áp. Chúng gồm có:

Tác dụng bất lợi có thể gặp: rối loạn nhịp tim, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế. Để hạn chế tác dụng phụ, cần ngồi hay nằm nghỉ ít phút.

Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp ức chế thụ thể alpha-2

Tương tự như các thuốc chẹn alpha khác, nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha-2 cũng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và làm giảm huyết áp. Sự khác biệt là chúng chỉ nhắm mục tiêu vào một loại thụ thể alpha. 

Khác với 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp trên, thuốc ức chế thụ thể alpha-2 là lựa chọn đầu tay dùng trong quá trình mang thai, bởi chúng có ít rủi ro cho người mẹ và thai nhi. Thuốc điển hình là Aldomet (methyldopa).

Thuốc điều trị tăng huyết áp chẹn alpha-beta

Nhóm thuốc này tạo ra hiệu ứng kết hợp giữa thuốc chẹn alpha và thuốc chẹn beta, vừa giúp giảm co thắt mạch máu, vừa giúp giảm nhịp tim và giảm sức có bóp của tim, từ đó làm giảm huyết áp. Chúng gồm có: Coreg (carvedilol), Normodyne, Trandate (labetolol hydrochloride)...

Nhóm thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương điều trị cao huyết áp

Các loại thuốc này giúp ngăn chặn não gửi tín hiệu sản xuất catecholamin, từ đó hạn chế co mạch máu, giảm áp lực máu và làm giảm huyết áp. Nhóm thuốc này bao gồm:

  • Catapres (clonidine hydrochloride)
  • Wytensin (guanabenz Acetate)
  • Clorpres hoặc Combipres (clonidine hydrochloride và chlorthalidone)
  • Tenex (guanfacine hydrochloride)

Sử dụng thuốc này có thể gặp khô miệng, táo bón, tụt huyết áp tư thế đứng, rối loạn cương ở nam giới.

Tăng huyết áp lâu ngày bạn có thể gặp các dấu hiệu mệt mỏi, ho, phù, khó thở, đau thắt ngực. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn hướng cải thiện phù hợp nhất!


Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp bằng cách ức chế adrenergic ngoại vi

Có tác dụng làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên, cũng như ở não, tim và nhiều cơ quan khác, từ đó làm giãn mạch, tim đập chậm và giảm huyết áp. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít dùng, thường chỉ được dùng khi các thuốc khác không có hiệu quả. Chúng gồm có:

Thuốc hạ huyết áp bằng cách giãn mạch trực tiếp

Trực tiếp tác động làm giãn các mạch máu, đặc biệt là tiểu động mạch (động mạch nhỏ). Điều này cho phép máu lưu thông một cách dễ dàng hơn và kết quả là làm giảm huyết áp. Nhóm này có tác dụng hạ áp mạnh nhưng lại có nhiều tác dụng không mong muốn, nên hiện nay ít dùng, chỉ dùng khi tăng huyết áp đề kháng các loại khác. Gồm có:

Xem thêm: Nguyên tắc lựa chọn sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả

Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/diuretics/art-20048129
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/diuretic-treatment-high-blood-pressure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/beta-blockers/art-20044522.
https://www.healthline.com/health/heart-disease/calcium-channel-blockers