Bệnh lý hẹp hở van tim không thể chữa khỏi hoàn toàn do đó, thuốc điều trị hẹp hở van tim là không thể thiếu với người bệnh nhằm cải thiện triệu chứng, hạn chế tiến triển của bệnh và bảo tồn chức năng van tim. Nếu được điều trị tốt, người bệnh có thể hồi phục được sức khỏe và có cuộc sống gần như bình thường.
Thông thường với mức độ hẹp hở van tim nhẹ và vừa (hở van tim 1/4 hoặc 2/4) và không xuất hiện các triệu chứng thì chỉ cần theo dõi và tái khám định kỳ. Tuy nhiên, với hở van động mạch chủ dù ở mức độ nhẹ cũng cần được điều trị và theo dõi thường xuyên.
Với trường hợp hẹp hở van tim đã xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực, mệt mỏi, phù… hoặc mắc kèm các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị hở van tim để giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm
Thuốc ức chế men chuyển ức chế sự chuyển đổi Angiotensin I thành Angiotensin II - enzyme gây co thắt mạch và làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Nhờ cơ chế đó, thuốc có tác dụng giãn mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong lòng mạch và qua van tim, làm giảm gánh nặng cho van tim. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm giảm chứng phì đại cơ tim, phì đại thành mạch, bảo vệ chức năng tim mạch từ đó ngăn ngừa tiến triển thành suy tim. Một số các hoạt chất thông dụng trong nhóm thuốc là Captopril, Enalapril, Lisinopril, Ramipril, Moexipril, Perindopril…
Tuy nhiên, ngoài ức chế men chuyển, nhóm thuốc này còn có tác dụng phân hủy bradykinin quá mức nên kích thích đường hô hấp gây ho khan. Trong trường hợp ho nhiều và nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng liều thấp nhất có hiệu quả hoặc đổi thuốc khác phù hợp hơn. Ngoài việc thay thế thuốc, bác sĩ còn hướng dẫn bạn các biện pháp làm giảm các yếu tố tiềm tàng kích thích phản xạ ho ở đường hô hấp.
Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin cũng có hiệu quả tương tự như thuốc ức chế men chuyển và có thể được chỉ định thay thế trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp thuốc ức chế men chuyển. Đặc biệt, nhóm thuốc này ít gây ho hơn so với thuốc ức chế men chuyển với một số thuốc điển hình trong nhóm như: Losartan, Telmisartan, Valsartan, Irbesartan…
Thuốc tây y sẽ giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh hẹp hở van tim gây nên
Nhóm thuốc chẹn Beta bao gồm: Bisoprolol, Propranolol, Nebivolol, Metoprolol...
Cơ chế của thuốc là chẹn thụ thể beta làm ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh gây co mạch như adrenalin, do đó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu và giảm huyết áp. Các thuốc này sẽ làm giảm tải gánh nặng cho tim, giảm áp lực lên van tim và làm thuyên giảm triệu chứng đánh trống ngực ở một số bệnh nhân.
Đa số thuốc chẹn beta không chỉ ức chế thụ thể beta-1 chọn lọc trên tim mạch mà còn ức chế thụ thể beta-2 gây co thắt phế quản, tạo ra phản xạ ho, chính vì vậy người bị hen là đối tượng tuyệt đối không được dùng thuốc chẹn beta. Tỷ lệ bị ho do dùng thuốc chẹn bêta ít hơn so với thuốc ức chế men chuyển, nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh cũng cần theo dõi và nên gặp bác sĩ để có sự điều chỉnh trong chỉ định dùng thuốc.
Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc giúp loại bỏ bớt lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể của bạn bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, nhờ đó giảm ứ trệ tuần hoàn, cải thiện các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi... Thuốc làm giảm ứ trệ tuần hoàn nên gánh nặng cho tim, van tim cũng được giảm tải, từ đó tác động tích cực làm chậm tiến trình suy tim.
Thuốc lợi tiểu được chia làm 3 nhóm chính và tùy vào từng trường hợp người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp.
- Thuốc lợi tiểu Thiazide: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Metolazone, Indapamide... Nhóm thuốc này được ưu tiên sử dụng vì ngoài đào thải muối, nước chúng còn có tác dụng giãn mạch nên làm tăng hiệu quả điều trị.
- Thuốc lợi tiểu quai: Đây là nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất với các thuốc điển hình là Furosemide, Torsemide, Bumetanide…
- Thuốc lợi tiểu giữ Kali: Amiloride, Spironolactone, Triamterene… Nhóm thuốc này khắc phục tình trạng mất kali trong khi thuốc lợi tiểu quai và Thiazide làm tăng đào thải kali.
Nhóm thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm lượng kali trong cơ thể. Vì vậy người dùng thuốc lợi tiểu nên ăn nhiều chuối, uống nhiều nước cam để được bổ sung kali.
Trong trường hợp có triệu chứng chuột rút, yếu cơ, mệt mỏi, buồn, khát nhiều, bất an, mạch nhanh, người bệnh phải đến bác sĩ khám ngay để có cách xử lý phù hợp. Bác sĩ có thể cho dùng thêm thuốc bù kali để giải quyết tình trạng mất kali do dùng thuốc lợi tiểu.
Nhóm chẹn kênh Calci gồm các đại diện tiêu biểu là Amlodipin, Verapamil, Ditilazem…
Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch, giảm sức co bóp cơ tim và tăng cường cung cấp oxy cho cơ tim. Từ đó giúp người bệnh hở van tim giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở....
Các thuốc trong nhóm này tương đối an toàn, một số tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng thường ít nghiêm trọng, phổ biến nhất là táo bón. Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn thông qua các loại rau quả tươi, ngũ cốc và các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân...
Một số thuốc điển hình trong nhóm này là: Heparin, Coumarin, Clopidogrel, Dipyridamol…
Khi van tim bị hở, máu ứ đọng tại các buồng tim làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Các Thuốc chống đông sẽ làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông nên giảm thiểu rủi ro nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể xảy ra. Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông và tăng nguy cơ huyết khối. Vì thế bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm: Cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp; mù tạt, trà xanh, quả bơ, gan động vật, thịt cừu, thịt bò, dầu đậu tương, đậu nành dầu hướng dương, đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh).
Một số thực phẩm chứa vitamin K làm cản trở tác dụng của thuốc chống đông
Digoxin ức chế kênh ion ở màng tế bào cơ tim. Điều này dẫn đến tăng nồng độ ion natri, canxi, làm tăng tính co bóp của cơ tim. Nhờ đó Digoxin giúp duy trì nhịp tim bình thường, ổn định, đặc biệt trong trường hợp có rối loạn nhịp.
Điều trị bằng thuốc Tây y đã phần nào giúp cải thiện các triệu chứng ở người bệnh, tuy nhiên chưa thể kiểm soát hết được các rủi ro do bệnh gây ra. Việc sử dụng kết hợp các bài thuốc đông y và duy trì thuốc Tây y nhằm đem lại hiệu quả điều trị tích cực hơn cho người bệnh. Từ xa xưa, trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc nam đem đến những lợi ích tuyệt vời trong điều trị bệnh hẹp hở van tim và đang ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.
Đan sâm với hoạt chất chính là Tanshinone có tác dụng làm giãn các mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn nên làm giảm ứ trệ tuần hoàn, cải thiện các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau ngực… ở người bệnh hở van tim.
Theo nghiên cứu tại trường Đại học nam Califoia (Hoa Kỳ), Đan sâm còn có khả năng chống kết tập tiểu cầu và tiêu hủy các sợi đông máu fibrin, nhờ đó làm tiêu huyết khối. Thậm chí khả năng chống đông máu của Đan sâm còn có phần ưu việt hơn thuốc Heparin vì độ an toàn cao, tỷ lệ biến chứng chảy máu thấp hơn.
Bên cạnh đó, với tác dụng chống oxy hóa mạnh, Đan sâm bảo vệ lớp nội mạc động mạch, ức chế sự phát triển của các mảng xơ vữa nhằm phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, Đan Sâm còn có khả năng bảo vệ tế bào cơ tim, ngăn ngừa cơ tim phì đại và điều hòa huyết áp.
Hoàng đằng giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh hẹp hở van tim
Hoàng đằng với thành phần chính là berberin từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa các bệnh đường tiêu hóa. Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy berberin còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh mạch vành và cải thiện chức năng tim với các tác dụng:
- Hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh tim: Berberin có tác dụng làm giảm lipid, ngăn ngừa sự tích tụ các loại mỡ xấu như triglyceride và cholesterol trong lòng mạch nên hạn chế hình thành mảng xơ vữa, làm tăng độ đàn hồi và dẻo dai cho thành mạch. Nhờ đó giúp bảo vệ thành mạch và hạn chế yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch.
- Cải thiện triệu chứng của người bệnh: Berberin giúp cải thiện chức năng thất trái, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, từ đó làm tăng hoạt động thể lực và giảm mệt mỏi, khó thở rõ rệt ở người bệnh.
Khổ sâm hay còn gọi là Sâm đắng thường được dùng để trị bệnh ngoài da, bệnh đường ruột. Đây còn là một vị thuốc quý giúp ổn định nhịp tim nhờ chứa hoạt chất Matrine và Oxymatrine. Matrine làm giảm tính kích thích cơ tim, đồng thời ức chế phóng thích các hormon có tác dụng gây tăng nhịp tim vào máu, nên giúp chống rối loạn nhịp tim, bảo vệ cơ tim và ngăn ngừa suy tim. Oxymatrine có khả năng ức chế đáng kể kênh ion Canxi và Natri, điều hòa nồng độ các ion ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp, giảm tỷ lệ tử vong.
Điều trị bằng thuốc Tây y đã phần nào giúp cải thiện các triệu chứng tuy nhiên chưa thể kiểm soát hết được các rủi ro do bệnh gây ra. Một số tác dụng phụ trên gan, thận hay hệ thống tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc điều trị trong thời gian dài. Việc sử dụng kết hợp các bài thuốc đông y và duy trì thuốc Tây y nhằm đem lại hiệu quả điều trị tích cực hơn và giảm thiểu các tác dụng phụ cho người bệnh.
Trên cơ sở đó, rất nhiều sản phẩm có chứa thành phần các cây thuốc nam trên với tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh hẹp hở van tim. Tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm này cần lưu ý vì thành phần trong các sản phẩm gần như tương tự nhau. Bởi vậy cần dựa vào nghiên cứu, đánh giá lâm sàng để lựa chọn được sản phẩm hiệu quả thật sự.
Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang với sự kết hợp hai loại thảo dược Đan sâm và Hoàng đằng cùng L - caitine, cao Natto giúp giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh hở van tim. Cho tới thời điểm này, tại Việt Nam chỉ có duy nhất Ích Tâm Khang có hiệu quả làm giảm triệu chứng, tăng cường chức năng tim mạch, làm giảm tần suất nhập viện vì bệnh tim mạch, suy tim tiến triển được chứng minh lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí Quốc tế.
Hẹp hở van tim đòi hỏi bạn phải dùng thuốc suốt đời. Hy vọng rằng với bài viết trên đây bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc đang sử dụng hàng ngày, đồng thời tìm được cho mình sản phẩm hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị.
Xem thêm thông tin hữu ích:
- Cách sử dụng Ích Tâm Khang để đạt hiệu quả tốt nhất