Thuốc Nifedipin & những lưu ý người bệnh tim mạch cần biết!

A- A+

Nifedipine thường được kê để điều trị cao huyết áp và dự phòng cơn đau thắt ngực. Vậy ngoài tác dụng mà mà nó mang đến thì còn có tác dụng không mong muốn nào không? Có lưu ý gì khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không? Hãy theo dõi chia sẻ dưới bài viết này.

Adalat là biệt dược phổ biến của nifedipin trong điều trị huyết áp cao, bệnh tim mạch

Adalat là biệt dược phổ biến của nifedipin trong điều trị huyết áp cao, bệnh tim mạch

Nifedipin là thuốc gì? Trường hợp nào được sử dụng?

Nifedipin thuộc nhóm chẹn kênh canxi, nó hoạt động bằng cách làm thư giãn cơ tim và mạch máu, do đó làm hạ huyết áp, giảm cơn đau thắt ngực. Nhờ vậy, Nifedipin thường được chỉ định trong các trường hợp: 

  • Người bệnh cao huyết áp.
  • Điều trị cơn đau thắt ngực ổn định mãn tính.
  • Dự phòng đau thắt ngực liên quan đến đau thắt ngực co thắt mạch vành. 

Bác sĩ có thể kê Nifedipin với các thuốc giảm huyết áp khác hoặc dùng nó với nitrat, thuốc chẹn beta trong điều trị cơn đau thắt ngực. Một số biệt dược phổ biến hiện nay là: Adalat 10mg, Nifedipin T20 retard, Nifedipin Hasan 20...

Dùng Nifedipin thế nào để phát huy hết tác dụng

Cũng giống như những thuốc điều trị cùng nhóm, liều dùng của Nifedipin có thể thay đổi theo tuổi tác, tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng với thuốc. Hiện nay,

Nifedipin có 2 dạng bào chế là: 

  • Viên nang: Thường được sử dụng 3-4 lần/ ngày 
  • Viên nén giải phóng chậm (Tác dụng kéo dài): Uống ngày 1 lần vào buổi sáng

Lưu ý: Thuốc nên được uống lúc đói, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nên uống thuốc vào cùng thời điểm nhất định. Không nhai, bẻ hoặc nghiền nát thuốc.

Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc tăng dần sau 7-14 ngày. Nifedipine không cắt hoàn toàn cơn huyết áp và đau thắt ngực nên hãy tiếp tục sử dụng nó ngay cả khi bạn đã thấy khỏe. Không tự ý ngừng hay bỏ thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Trước khi dùng Nifedipin bạn nên làm gì?

Trước khi được kê đơn dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ chủ trị. Nếu: 

  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành nào của thuốc hoặc với nhóm thuốc chẹn kênh canxi này.
  • Bạn bị động mạch vành nặng hoặc lên cơn đau tim trong vòng 2 tuần qua.
  • Bạn đang bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Bạn đang bị các bệnh liên quan đến thận, gan hoặc đường tiêu hóa. 
  • Bạn đã trải qua phẫu thuật dạ dày, động mạch vành, tuyến giáp hoặc bị tiểu đường, suy tim sung huyết.
  • Bạn có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Bạn đang chuẩn bị có một cuộc phẫu thuật vì có thể phải dừng Nifedipin trong một thời gian ngắn.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú

Trong khi sử dụng thuốc cần lưu ý gì?

Sau khi được kê đơn sử dụng Nifedipin, ngoài việc tuân theo chỉ định và dặn dò từ bác sĩ. Bạn cũng nên lưu tâm tương tác dưới đây sẽ giúp việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả. 

Tương tác thuốc với thuốc

Nifedipin có thể tương tác với các thuốc, vitamin mà bạn đang dùng. Điều này có thể gây hại hoặc ngăn cản thuốc phát huy hết tác dụng. Một số loại thuốc có thể làm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn:

  • Thuốc kháng sinh: Clarithromycin, Erythromycin...
  • Thuốc chống nấm: Fluconazol, Itraconazol...
  • Thuốc kháng virus: Atazanavir, Nelfinavir, Ritonavir...
  • Thuốc chống động kinh: Phenytoin, Carbamazepin, Axit valproic...

Đặc biệt: 

Khi dùng chung với các thuốc chẹn beta (Atenolol, metoprolol, propranolol...) có thể gây hạ huyết áp quá mức hoặc làm trầm trọng hơn cơn đau thắt ngực.

Tương tác với thức ăn 

Trong thời gian sử dụng Nifedipin bạn không nên sử dụng các sản phẩm được làm từ bưởi, kể cả nước ép bưởi. Vì bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu và tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ không đang có. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng ăn bưởi ít nhất 3 ngày trước khi bắt đầu sử dụng Nifedipin. 

Những tác dụng phụ có thể gặp 

Trong quá trình sử dụng bất kỳ một thuốc nào bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ do thuốc gây ra và Nifedipin cũng không ngoại lệ. Một số tác dụng phụ thường xuất hiện khi sử dụng Nifedipin:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ợ chua.
  • Run, chuột rút cơ.
  • Ho, thở khò khè, đau họng.

Ngoài ra khi sử dụng Nifedipin bạn có thể gặp những tác dụng phụ nặng nề hơn. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp nhưng tác dụng phụ sau: 

  • Tình trạng cơn đau thắt ngực trở nên nặng nề hơn.
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập thình thịch hoặc rung rinh.
  • Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, bỏng, rát, đau lan lên hàm hoặc vai kèm buồn nôn, đổ mồ hôi. 
  • Một cảm giác nhẹ như bạn có thể chị ngất đi.
  • Sưng mắt cá chân hay bàn chân.
  • Đau bụng, vàng da hoặc mắt.

Theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian sử dụng Nifedipin

Theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian sử dụng Nifedipin

Một số câu hỏi thường gặp trong thời gian sử dụng thuốc

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh thường sẽ có những thắc mắc xung quanh việc dùng thuốc. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp.

Nếu quên hoặc dùng quá liều thì phải làm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi này. Hãy uống luôn một liều ngay khi nhớ ra. Nếu trường hợp nhớ ra gần với liều tiếp theo thì hãy bỏ luôn liều quên và tiếp tục dùng theo như “lịch uống thuốc”, không uống bù gấp đôi liều. 

Trường hợp lỡ uống quá liều và có các triệu chứng khó thở, tim đập nhanh, ngất đi hay gọi cấp cứu ngay lập tức. 

Ăn gì và tập luyện như thế nào?

Có cho mình một lối sống khoa học cũng là một bước quan trọng trên con đường cải thiện và kiểm soát tình trạng bệnh. Giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và giảm tần suất nhập viện. Bạn nên:

  • Tạo thói quen ăn nhặt, nêm nếm giảm muối (Chỉ nên sử dụng nửa muỗng cafe muối mỗi ngày).
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc (Ngoại trừ bưởi), giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe trái tim.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất làm tăng cholesterol (thịt đỏ, da, nội tạng của các loại đông vật, đồ ăn sẵn, chiên, rán dầu mỡ). 
  • Thay thế dầu ăn hàng ngày từ động vật sang thực vật: Dầu đậu nành, hướng dương, hạt cải... 
  • Duy trì tập luyện mỗi ngày với những bài tập với cường độ nhẹ, phù hợp với bản thân: 30 phút-1 tiếng/ ngày, 5-6 buổi/tuần.

Lối sống khoa học giúp cải thiện tình trạng và kiểm soát bệnh

Lối sống khoa học giúp cải thiện tình trạng và kiểm soát bệnh

Xem thêm: Cao huyết áp nên ăn gì là tốt nhất?

Có được dùng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch không?

Hiện nay việc sử dụng thêm các thực phẩm bổ trợ tim mạch đang được nhiều người bệnh quan tâm. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng dùng tốt, an toàn, hiệu quả, vậy nên phải cân nhắc thật kỹ. 

hiện nay trên thị trường đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho tim mạch được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện trung ương lớn với thành phần hoàn toàn thiên nhiên có lợi cho tim mạch: Đan sâm, hoàng đằng, cao natto… Những thành phần này có công dụng giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu đến tim giúp giảm huyết áp, giảm cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, huyết khối ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim, suy tim tiến triển, giảm tần suất nhập viện. 

Hầu hết người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch phải dùng thuốc gần như cả đời. Vậy nên, “nắm trong tay” các thông tin chính của thuốc đang sử dụng sẽ giúp người bệnh dùng nó một cách an toàn, hiệu quả, tránh những nguy hiểm không đáng có. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho người bệnh đang hoặc sắp sử dụng Nifedipin. 

 

Nguồn tham khảo

https://www.drugs.com/nifedipine.html

https://www.healthline.com/health/nifedipine-oral-tablet#side-effects

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a684028.html

https://go.drugbank.com/drugs/DB01115

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]