Đau thắt ngực có thể xảy ra do một số bệnh lý về hô hấp. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của một cơn đau tim tiềm ẩn, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực để giảm rủi ro cho mình.
Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim nguy hiểm
Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi không có đủ máu đến nuôi tim. Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy như đang có một áp lực lớn đang đè ép vùng ngực, đặc biệt là ngực trái. Cơn đau có thể lan ra vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc sau lưng. Một số người còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.
Đàn ông thường có dấu hiệu đau thắt ngực rõ ràng hơn phụ nữ. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị đau thắt ngực mô tả triệu chứng của mình chỉ là một sự khó chịu ở ngực, cổ, hàm hoặc lưng. Điều này khiến họ bỏ qua và không nghĩ rằng mình đang bị đau thắt ngực.
Đau thắt ngực thường là triệu chứng cảnh báo bệnh mạch vành. Khi chất béo bị tích tụ tạo thành mảng xơ vữa trong lòng mạch, chúng sẽ làm giảm lượng máu đến cơ tim. Điều này buộc tim phải làm việc trong môi trường thiếu oxy, từ đó gây đau thắt ngực. Sự xuất hiện của mảng xơ vữa cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu., Nếu không kịp thời khơi thông mạch máu, cơn nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra, và đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Ngoài bệnh mạch vành, các nguyên nhân gây đau thắt ngực ít phổ biến hơn là:
- Bệnh vi mạch vành (MVD) (phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh sẽ dễ gặp nguyên nhân này hơn nam giới).
- Thuyên tắc động mạch phổi.
- Phì đại cơ tim
- Viêm màng ngoài tim...
Xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân chính gây đau thắt ngực.
Đau thắt ngực sẽ dễ xảy ra hoặc xảy ra thường xuyên hơn ở những đối tượng sau:
Người bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm giảm tính đàn hồi của động mạch, khiến nó ngày càng yếu đi và dễ bị tổn thương. Điều này sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng bám hoặc cục máu đông, gây hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim.
Người bị rối loạn mỡ máu: Rối loạn mỡ máu tạo thành mảng bám trong lòng động mạch vành, gây nên bệnh mạch vành.
Người cao tuổi: Do sự thoái hóa, lão hóa các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu gây tình trạng xơ vữa. Ở người lớn tuổi, bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim cục bộ là hai nguyên nhân chính gây đau thắt ngực.
Người bệnh đái tháo đường: Biến chứng của bệnh đái tháo đường là biến chứng mạch máu và biến chứng thần kinh. Tổn thương mạch máu lớn dẫn đến xơ vữa động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Người béo phì, hút thuốc lá, lối sống thiếu lành mạnh: Có nguy cơ cao bị đau thắt ngực, bởi họ thường bị rối loạn chuyển hóa, nên không khó gì để tạo ra các mảng xơ vữa động mạch vành.
Nếu bạn nằm trong những đối tượng này, bạn cần chủ động tìm hiểu về cơn đau thắt ngực để phòng ngừa sớm.
Đau thắt ngực có 4 dạng chủ yếu là đau thắt ngực ổn định, không ổn định, đau thắt ngực Prinzmetal và đau thắt ngực vi mạch. Mỗi dạng sẽ có mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị khác nhau. Việc biết cách phân biệt các dạng đau thắt ngực sẽ giúp bạn không bỏ qua thời điểm vàng để có thể xử trí cơn đau thắt ngực hiệu quả.
Là loại phổ biến nhất, xảy ra khi hoạt động gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, do tim cần nhiều oxy hơn để hoạt động. Người bệnh có thể thấy cơn đau lan xuống cánh tay, lưng hoặc khu vực khác, kèm theo đầy bụng khó tiêu. Các yếu tố khác có thể kích hoạt cơn đau thắt ngưc ổn định bao gồm căng thẳng, stress tâm lý, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, sau khi ăn no, hút thuốc lá. Các cơn đau thắt ngực ổn định thường có thể dự đoán trước và giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.
Cơn đau thắt ngực ổn định thường giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc.
Xảy ra do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm tắc nghẽn đột ngột một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành. Các cơn đau có thể xảy ra nặng và kéo dài hơn (trên 30 phút) so với đau thắt ngực ổn định. Ngay cả khi người bệnh không gắng sức, đang trong thời gian nghỉ ngơi hoặc đã uống thuốc, các cơn đau vẫn có thể xuất hiện.
Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời, bởi nó cho thấy một cơn đau tim sắp xảy ra. Thời gian cấp cứu quyết định sự sống còn của người bệnh.
Là biến thể đau thắt ngực hiếm gặp, các cơn co thắt động mạch thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng. Cơn đau thắt ngực Prinzmetal có xu hướng trở nên nghiêm trọng, tuy nhiền biểu hiện có thể giảm khi uống thuốc điều trị.
Đau thắt ngực vi mạch máu diễn ra trong thời gian dài hơn và cũng làm tổn thương tim nghiêm trọng hơn so với tất cả các loại khác. Nó kèm theo các biểu hiện như hơi thở ngắn, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng và khởi phát bởi sự căng thẳng về tinh thần.
TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, giảm cholesterol máu nên ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.
Nếu có nghi ngờ người bệnh có cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc đau liên quan tới bệnh tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm như điện tâm đồ, thử nghiệm căng thẳng, chụp X quang, chụp mạch vành và thông tim, chụp cắt lớp động mạch vành, xét nghiệm máu…
Ngay khi cảm thấy cơn đau thắt ngực, bạn cần dừng lại, ngồi xuống ở tư thế nửa nằm nửa ngồi và nghỉ ngơi. Tiếp đó, hãy dùng các thuốc chống đau thắt ngực như nitrogIycerin nếu trước đó bác sĩ đã kê đơn cho bạn.
Việc xuất hiện cơn đau thắt ngực có thể khiến bạn trở nên lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, hãy cố gắng bình tĩnh nhất có thể. Vì càng căng thẳng, cơn đau càng tăng nặng.
Nếu cơn đau không giảm sau 10 phút hoặc càng ngày càng trở nên tồi tệ dù bạn đã nghỉ ngơi hay dùng thuốc, bạn cần gọi ngay cấp cứu.
Hãy gọi cấp cứu nếu cơn đau thắt ngực không giảm sau 10 phút.
Xem thêm: Cách xử lý nhồi máu cơ tim đúng cách
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để khôi phục lại dòng máu nuôi tim. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống hay sử dụng thảo dược để ngăn ngừa cơn đau thắt ngực tái phát.
Nitrat là nhóm thuốc thường được dùng nhất trong điều trị đau thắt ngực. Nhờ tác dụng giãn mạch vành, thuốc sẽ giúp tăng lưu lượng máu tới tim, làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của tim. Điển hình trong nhóm này là NitrogIycerin dạng ngậm hoặc xịt dưới lưỡi để giảm cơn đau ngực và dạng uống hoặc miếng dán (tác dụng chậm hơn) để phòng đau thắt ngực.
Ngoài nitrat, người bệnh có thể được bác sỹ chỉ định dùng các thuốc khác để điều trị đau thắt ngực như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chống đông… nhằm giúp:
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu
- Làm chậm nhịp tim
- Giãn mạch máu, giảm áp lực cho tim
- Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
Những người bị đau thắt ngực cũng có thể được tư vấn tiêm phòng cúm hàng năm để tránh gặp phải cơn nhồi máu cơ tim sau này.
Nếu thuốc không kiểm soát được các cơn đau thắt ngực, bác sỹ sẽ chỉ định cho bạn một số can thiệp phẫu thuật như nong mạch, đặt stent và bắc cầu động mạch vành… Những phương pháp này sẽ giúp mở rộng lòng mạch máu bị hẹp, từ đó cải thiện lưu lượng máu tới tim, làm giảm đau ngực và ngăn chặn cơn đau tim.
Lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị đau thắt ngực.
Thay đổi lối sống không giúp cắt cơn đau thắt ngực ngay lập tức. Nhưng về lâu dài, giải pháp này sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đau thắt ngực. Dưới đây là những thói quen lành mạnh bạn nên áp dụng mỗi ngày:
- Tránh làm việc nặng hoặc gắng sức và nghỉ ngơi nếu đau thắt ngực xuất hiện khi làm việc nặng.
- Tránh ăn quá no, hoặc thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng nếu cơn đau ngực xuất hiện sau bữa ăn.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Bỏ thuốc lá, giảm cân nếu bị béo phì
- Hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật và ngũ cốc tinh chế.
- Vận động thể chất thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, thái cực quyền…
- Tuân thủ đầy đủ thuốc của bác sĩ để kiểm soát huyết áp, cholesterol, đường máu…
Bên cạnh các thuốc điều trị tây y, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các thảo dược với công dụng giãn mạch, hoạt huyết như Đan sâm cũng có vai trò không nhỏ trong việc cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm áp lực lên tim, giảm đau thắt ngực và phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim, suy tim. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Hoshi, Tokyo, Nhật bản.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu sử dụng hoạt chất Tanshinone IIA có trong Đan sâm ngay sau nhồi máu cơ tim, sẽ làm mất đi hoặc giảm đáng kể kích thước vùng thiếu máu, và hạn chế được tình trạng hoại tử cơ tim. Đan sâm còn giúp bảo vệ cơ tim bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy của cơ tim, giúp nâng cao sức chịu đựng của tim, chống lại rối loạn chức năng cơ tim do thiếu oxy.
Ngoài Đan sâm, một số thảo dược, hoạt chất sinh học khác như Hoàng đằng hay cao Natto (chiết xuất từ đậu tương lên men) cũng được chứng minh làm giảm yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành bằng các ngăn ngừa viêm mạch máu, tiêu cục máu đông và giảm cholesterol máu.
Hiện nay các thảo dược này đã được kết hợp dưới dạng viên uống hỗ trợ tiện dụng. Tuy nhiên không phải cứ thành phần giống nhau thì hiệu quả sẽ giống nhau. Theo GS Phạm Gia Khải, nguyên chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam, người bệnh nên chọn các sản phẩm hỗ trợ có nghiên cứu được công bố rộng rãi trong nước và quốc tế. Đây là tiêu chí chính xác nhất để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của 1 sản phẩm trên người bệnh thực.
Xem thêm:
- GS Phạm Gia Khải hướng dẫn cách chọn sản phẩm thảo dược tốt cho tim
- Thuốc nam chữa bệnh suy tim - sự huyền bí của y học phương đông
Đau thắt ngực có thể là một tình trạng nguy hiểm. Nhưng bạn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu thực hiện một lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị và kết hợp các giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Nguồn tham khảo: www.nhlbi.nih.gov
Thông tin cho bạn
TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim từ Đan Sâm, Hoàng đằng, Cao Natto đầu tiên tại Việt Nam có nghiên cứu công bố trên tạp chí Quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ích Tâm Khang giúp giảm hiệu quả triệu chứng đau ngực, mệt, khó thở, xơ vữa mạch vành, nhờ đó giúp người bệnh tim mạch có thể sống khỏe và tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Xem thêm: Thông tin đầy đủ về TPCN Ích Tâm Khang