Nên chọn van tim cơ học hay van tim sinh học khi thay van?

A- A+

Lựa chọn van tim sinh học hay van tim cơ học trong phẫu thuật thay van là sự cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận vấn đề này. Hiểu biết về ưu, nhược điểm của mỗi loại van tim sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi quyết định.

Sự khác nhau giữa van cơ học và van sinh học

Van tim sinh họcvan tim cơ học là các loại van tim nhân tạo được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật thay van tim, ngoài ra còn một loại van tim khác là van tự thân (tái tạo van động mạch chủ bằng màng ngoài tim). Mỗi loại van tim được cấu thành từ các loại vật liệu khác nhau và đều có ưu - nhược điểm nhất định.

Van tim cơ học là gì?

Van tim cơ học được làm từ kim loại khác nhau, bên ngoài phủ lớp carbon nhiệt phân để hạn chế tích lũy cholesterol và vôi hóa trên bề mặt. Do làm bằng các vật liệu bền nên loại van này không bị thoái hóa theo thời gian, giá thành rẻ hơn một nửa so với giá van tim sinh học. 

Ưu điểm lớn nhất của van cơ học là độ bền cao đến 30 năm, nhưng nhược điểm lớn nhất là người bệnh phải sử dụng thuốc chống đông đến suốt đời nhằm phòng ngừa nguy cơ tạo huyết khối trên van, tránh hiện tượng kẹt van hoặc nhồi máu cơ tim.

Sử dụng thuốc chống đông khi thay van tim cơ học cũng gây rủi ro lớn trong những trường hợp có bệnh lý chảy máu như xuất huyết não, xuất huyết dạ dày… hoặc nguy cơ gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu mang thai ở phụ nữ.

Van tim cơ học làm từ kim loại có độ bền cao

Van tim cơ học làm từ kim loại có độ bền cao

Van tim sinh học là gì?

Van tim sinh học được tạo thành từ màng ngoài tim của lợn, bò hoặc từ người hiến tặng. Vì có nguồn gốc tự nhiên, cơ thể không có xu hướng hình thành cục máu đông trên mặt van sinh học nên bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc chống đông suốt đời, bệnh nhân thường chỉ phải sử dụng thuốc kháng đông khoảng 3 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, do bản chất của van tim là mô van tự nhiên dị loài nên sẽ bị thoái hóa dần theo thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của van, gây hiện tượng tái hẹp hoặc hở van. Bởi vậy, tuổi thọ của van sinh học chỉ kéo dài từ 8 - 15 năm, sau đó bệnh nhân phải phẫu thuật để thay van tim lần hai. Đặc biệt, mức độ thoái hóa van tùy thuộc vào độ tuổi và áp lực lên van, người bệnh càng trẻ tuổi van thoái hóa càng nhanh.

Và để giải đáp cụ thể hơn các loại van tim, hãy cùng xem chi tiết tư vấn của ThS.BS Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn so sánh về ưu nhược điểm của van tim cơ học, sinh học và chi phí của mỗi loại van trong video dưới đây:

Van tim cơ học làm từ kim loại có độ bền cao

Thay van tim sinh học có tốt hơn van tim cơ học?

Mỗi loại van tim có những ưu và nhược điểm riêng, khó để phân định van cơ học hay sinh học tốt hơn. Điều đó sẽ phụ thuộc vào tuổi tác và sự phù hợp với từng cá nhân cũng như thể trạng của người bệnh.

Trường hợp nên thay van cơ học

Vì những ưu nhược điểm kể trên nên van tim cơ học được cân nhắc dùng cho các trường hợp:

- Người bệnh dưới 60 tuổi và không có chống chỉ định với thuốc chống đông máu.

- Người bệnh có nguy cơ huyết khối từ trước như giãn nhĩ trái lớn (trên 55mm), rung nhĩ, có cục máu đông trong nhĩ trái, từng có tiền sử huyết khối,… và đã có chỉ định phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời. Lúc này, việc có thêm van cơ học chỉ làm một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hình thành huyết khối.

- Riêng với những phụ nữ trẻ, muốn có thai thì việc lựa chọn loại van phù hợp cũng cần được cân nhắc rất kỹ. Thay van cơ học sẽ tránh được tình trạng thoái hóa van nhưng người mẹ cần ngừng thuốc kháng đông đường uống trong 3 tháng đầu và sau 36 tuần, thay bằng thuốc kháng đông loại khác, đồng thời phải được theo dõi kỹ. Vì vậy, loại van này không thích hợp với những người không có điều kiện chăm sóc y tế tốt.

Trường hợp nên thay van tim sinh học

Chỉ định thay van tim sinh học được áp dụng cho các nhóm bệnh nhân:

- Người trên 65 tuổi thường được chỉ định thay van sinh học vì ở tuổi này tốc độ thoái hóa van chậm hơn so với nhóm trẻ.

- Phụ nữ trẻ muốn sinh con trong thời gian gần, nhưng cần khuyến cáo cho người bệnh hiểu rõ rằng van sinh học thoái hóa nhanh hơn ở người trẻ và trong khi mang thai.

- Trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành sẽ được thay van lần thứ nhất bằng van sinh học, vì độ an toàn cao và thời gian thay van lần 2 cũng không đến 10 năm (do trẻ lớn, kích thước van cũ không phù hợp, buộc phải thay lại)

- Người bệnh không dùng được thuốc chống đông hoặc mắc các bệnh dễ gây chảy máu như người xuất huyết não, chảy máu dạ dày,… hoặc người bệnh ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện theo dõi sức khỏe thường xuyên.

- Đối với những người có bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì van sinh học hoặc van tự thân được khuyến cáo vì giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau hậu phẫu.

Sau thay van tim, người bệnh có thể gặp phải rủi ro huyết khối hay van tim bị hẹp hở trở lại. Để phòng tránh nguy cơ này, bạn nên sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang giúp tăng cường lưu thông máu qua van tim, giảm gánh nặng cho van nhân tạo, ngăn ngừa huyết khối và kéo dài tuổi thọ của van. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

hotline

Các loại van tim có tuổi thọ bao nhiêu năm?

Thay van tim được bao nhiêu năm tùy thuộc vào loại van mà bạn chọn lựa và việc tuân thủ dùng thuốc sau phẫu thuật. 

Tuổi thọ của van tim cơ học thường khá dài, khoảng 20 – 30 năm do chúng được làm từ vật liệu bền, không bị thoái hóa theo thời gian. Về mặt lý thuyết, loại van này thậm chí tồn tại với người bệnh đến suốt đời mà không cần đặt lại nếu việc chăm sóc và bảo vệ van được duy trì tốt. 

Còn tuổi thọ của van tim sinh học chỉ được khoảng 8 – 15 năm do ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa van. Vì vậy, khuyến cáo ở người trẻ tuổi, tuổi thọ còn dài nên dùng van cơ học để giảm thiểu nguy cơ phải thay van tim lần 2.

 Van tim cơ học có tuổi thọ dài hơn van sinh học

Van tim cơ học có tuổi thọ dài hơn van sinh học

Người bệnh sau thay van tim sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bệnh sau khi đã thay thế van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, chế độ ăn uống, lối sống, việc sử dụng thuộc và mức độ kiểm soát các bệnh lý mắc kèm. Vì vậy, rất khó để biết được chính xác sau khi thay van tim người bệnh sống được bao lâu. 

Tuy nhiên, nếu theo dõi và chăm sóc tốt sau phẫu thuật bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định, tái khám thường xuyên, dinh dưỡng hợp lý và điều trị tốt các bệnh mắc kèm thì người bệnh hoàn toàn có thể sống thọ gần như người bình thường.

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, để sống khỏe, sống lâu sau thay van tim, bạn nên tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang mỗi ngày. Khi sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị, sản phẩm sẽ giúp làm giảm tổn thương van nhân tạo, tăng lượng máu đi ra vào van tim dễ dàng hơn, giảm gánh nặng cho tim. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, kéo dài tuổi thọ van và ít có nguy cơ bị tái hẹp hở van. 

Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại, Ích Tâm Khang là sản phẩm thảo dược cho tim mạch duy nhất được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên tạp chí quốc tế uy tín.

Bạn có thể lắng nghe trải nghiệm của nhiều người bệnh hẹp - hở van tim đã lấy lại sức khỏe sau khi sử dụng thêm sản phẩm này qua bài viết: Bệnh hẹp, hở van tim và giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

Thay van tim là điều cần thiết với những người có van tim đã hư hại nặng nhằm giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển suy tim và giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm cho người bệnh. Việc lựa chọn thay van tim cơ học hay van tim sinh học sẽ được bác sĩ đánh giá dựa trên nhiều yếu tố và điều quan trọng khác mà người bệnh cần nhớ tuân thủ chỉ định điều trị, cách chăm sóc sau mổ thay van để sống khỏe mạnh, tránh gặp phải biến chứng sau mổ.

Nguồn tham khảo: cardiosmart.org, ctsurgerypatients.org, heartsurgeryinfo.com, phauthuattimmach.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.