Đối với bệnh nhịp tim chậm, mặc dù chiếm tỷ lệ mắc ít hơn nhiều so với nhịp tim nhanh, nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Do vậy, nhịp tim chậm luôn được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ở những người bình thường, khi nghỉ ngơi nhịp tim từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu tim bạn đập ít hơn 60 lần một phút được coi là nhịp tim chậm.
Tuy nhiên, nhịp tim chậm khoảng 40-50 nhịp/phút là bình thường đối với một số người khỏe mạnh và là vận động viên thường thường xuyên tập thể dục, bởi tim ở những đối tượng này chỉ cần bóp ít nhịp đã đủ để đi nuôi cơ thể. Trong trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 nhịp là nhịp tim chậm bệnh lý do vấn đề hệ thống điện của tim.
Nhịp tim chậm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là một trong số các lý do sau:
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.
Nhịp tim chậm ở mức độ nhẹ thường ít có triệu chứng, nên người bệnh rất khó phát hiện, chỉ khi nhịp tim đập quá chậm dưới 45 nhịp/phút, mới ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, giảm lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể, đặc biệt não bộ, có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng sau:
Nếu có triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau ngực thường xuyên. người bệnh cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, phòng ngừa rủi ro
Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm mà bạn gặp phải. Nếu nhịp tim chậm không gây triệu chứng, thường không được điều trị.
Mục tiêu điều trị là làm tăng nhịp tim của bạn để tim có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Nếu nhịp tim chậm không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Những triệu chứng này có thể bao gồm ngất xỉu và chấn thương do nghẹt mũi, cũng như động kinh hoặc thậm chí tử vong.
Bên cạnh các thuốc tây, sử dụng kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Tpcn Ích Tâm Khang, cũng là một trong những giải pháp mà các chuyên gia tim mạch khuyến khích người bệnh.
Bác Đàm chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim do nhịp tim chậm
Trường hợp nhịp tim chậm do hư hỏng hệ thống điện trong tim do suy nút xoang cấp ở mức độ nặng có lẽ bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim.
Hầu hết những người có máy tạo nhịp đều có cuộc sống bình thường, tích cực. Bạn sẽ cần phải tránh những thứ có từ trường mạnh và điện. Các thiết bị này có thể làm cho máy tạo nhịp hoạt động bất ổn. Sau khi đặt máy tạo nhịp, người bệnh vẫn nên tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra bởi máy tạo nhịp này cũng có tuổi thọ khoảng 10 - 15 năm và có thể sẽ gặp phải những biến cố nhất định. Gọi bác sĩ ngay nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường cho thấy máy tạo nhịp hoạt động không đúng, chẳng hạn như:
Máy tạo nhịp thường sẽ được chỉ định đặt khi bị suy nút xoang
Chứng nhịp tim chậm ngoài do một số tình trạng bệnh tim khác gây nên, còn ảnh hưởng bởi cả chế độ ăn và tập luyện, do đó thực hiện một lối sống lành mạnh sẽ cải thiện được tình trạng của bệnh tim mạch. Cụ thể bao gồm:
Trong trường hợp bị ngất đi hoặc có các triệu chứng của cơn đau tim, hụt hơi nhiều, nên đi thăm khám lại để được xử trí kịp thời.
Nhịp tim chậm sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: mệt mỏi, đau ngực, choáng đầu, thậm chí có thể ngất, nếu tiếp tục kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim - con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả trong trường hợp nhịp tim quá chậm gây ngừng tim có thể sẽ đe dọa đến tính mạng. Do vậy trong trường hợp nhịp tim quá thấp, bác sĩ thường có chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật đặt máy tạo nhịp, để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
Người bệnh nhịp tim chậm có thể ngất
Điều trị bệnh tim mạch luôn là vấn đề nhức nhối của dư luận bởi những căn bệnh này có thể theo chúng ta cả đời. Nhịp tim chậm cũng thế, dù do bất kể nguyên nhân nào, các bạn cũng nên cảnh giác với nó, bởi có thể sẽ để lại hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, một phương pháp điều trị phù hợp và cách xử trí kịp thời sẽ giúp người bệnh phòng ngừa rủi ro và sống khỏe mạnh hơn.
Link tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bradycardia/symptoms-causes/syc-20355474#
https://www.healthline.com/health/slow-heart-rate#bradycardia-and-covid-19
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bradycardia/diagnosis-treatment/drc-20355480#