PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM DO THIẾU MÁU CƠ TIM, BỆNH MẠCH VÀNH - PHẦN 4

A- A+

Suy tim là điểm đến của phần lớn các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim - là hai số các bệnh tim mạch tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trước khi đến đích suy tim. Vì thế, điều trị suy tim do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim luôn là thách thức với cả bệnh nhân và thầy thuốc.

Với sự tư vấn của GS. Phạm Gia Khải - nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, những băn khoăn, lo lắng của người bệnh về cách phòng ngừa, về hướng điều trị sẽ được Ông giải đáp cặn kẽ bằng chính kinh nghiệm thực tế điều trị của mình trong hơn 50 năm qua.

Chúng tôi xin gửi lại độc giả chi tiết những lời tư vấn từ Gs trong chương trình:

Gs. Khải trong buổi GLTT được phát trên Fanpage Bệnh Tim Mạch

Gs. Khải trong buổi GLTT được phát trên Fanpage Bệnh Tim Mạch

Có phải cứ tắc hẹp mạch vành nhiều là đặt được stent?

Câu hỏi từ bạn Đỗ Thị Thành: Tôi bị hẹp động mạch vành liên thất trước 50% và hở van 2 lá , van động mạch chủ ¼, thiếu máu cơ tim cục bộ. Mạch vành phải có xơ vữa nhẹ đoạn đầu TIMI 3. Vậy cho tôi hỏi phương pháp điều trị và có phải uống thuốc suốt đời không? Hẹp khoảng bao nhiêu phần trăm là phải nong vành?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

TIMI viết tắt của một thủ thuật, tức là người ta bơm chất cản quang vào mạch vành, nếu nó đi nhanh hết như bình thường thì TIMI 4, TIMI 3 đã là tốt rồi. Nhưng khó ở chỗ chị lại bị hẹp phần vào của động mạch vành, hẹp phần vào thì không nong được.

Thứ nhất, khuyên chị nên dùng thuốc chống xơ vừa động mạch.

Thứ hai là đến thầy thuốc chuyên khoa kiểm tra lại và hỏi xem chị bị tắc phần vào của động mạch vành, nếu bị tắc phần vào thì không thể nào cho quả bóng vào được, phải làm phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Chị cần đến bác sĩ chuyên khoa để người ta chụp lại. Nhưng trong khi chờ đợi đi khám lại, chị vẫn cần dùng thuốc giảm mỡ máu, đôi khi dùng thuốc giảm mỡ máu có thể làm tan cục vữa xơ.

Câu hỏi từ bạn Nguyễn Khâm: Bạn tôi đã đặt 2 stent mạch vành, trong đó có một stent liên thất trước, nhưng hiện nay nhánh chéo 2 liên thất trước xơ vữa, hẹp 90% lỗ vào, nhánh mũ xơ vữa lan tỏa, hẹp 80% từ giữa DI đến giữa DII, ngoằn ngoèo, khẩu kính nhỏ, TIMI3, hai chỗ hẹp này có cần đặt Stent không ạ?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Trong trường hợp TIMI III thì chưa cần đặt stent, nếu là TIMI I II nên đặt, nếu hẹp ngay lỗ vào sẽ khó đặt, ít ra phải vừa lỗ vào của quả bóng chứa stent, nếu hẹp quá không vừa thì không tiến hành đặt stent được. Vì thế, nếu là hẹp nhánh nhỏ thì bỏ qua, không cần đặt stent nữa.

Câu hỏi từ bạn Bà Ngoại: Năm nay tôi 62 tuổi,đã chụp mạch vành cách đây 9 tháng, kết luận của BS bị xơ xữa 3 nhánh hẹp 50, 60, 75, thường xuyên đau, nhất là khi thay đổi thời tiết, nhưng cơn đau không kéo dài. Hằng ngày tôi vẫn uống thuốc đều theo đơn: Betaloc zok 50, Aspirin 81, thuốc huyết áp, mỡ máu, mỗi thứ 1 viên. Bệnh của tôi cần phải can thiệp chưa và cần uống thêm loại thuốc nào nữa?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Nếu bây giờ bác đau ngực hơn trước thì cần can thiệp nhánh hẹp nhiều 75%. Nhưng trước khi can thiệp cần chụp động mạch vành, bởi các nhánh hẹp cũ có thể tăng kích thước mảng xơ vữa lên hoặc xuất hiện các chỗ hẹp khác.

Thiếu máu cơ tim - làm sao để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh?

Câu hỏi từ bạn Trương Thị Thanh Thủy: Tôi năm nay 53 tuổi. Tối ngủ đau ngực, đau lan lên cổ, khó thở. Đi khám ở bệnh viện 115 có làm điện tâm đồ, chụp X-quang Phổi, và được chẩn đoán là thiếu máu cơ tim cục bộ, khám ở bệnh viện Trảng Bàng có làm thêm siêu âm tim và kết luận là thiếu máu cơ tim cục bộ. Cho tôi hỏi sao chỉ có làm điện tâm đồ và chụp X-quang phổi mà có thể chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ. Tôi phải điều trị như thế nào? Vẫn uống thuốc điều trị mà không thấy đỡ.

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Thiếu máu cơ tim cục bộ, muốn biết chắc chắn thì phải chụp mạch vành. Siêu âm, điện tâm đồ, X-quang đều không phát hiện ra bệnh. Chỉ có chụp mạch vành mới xác định chính xác được bệnh thiếu máu cơ tim, có lẽ bệnh viện đang chỉ định thiếu cho bạn.

Thiếu máu cơ tim cục bộ thì cần được chẩn đoán theo tiêu chuẩn, khi chưa có chẩn đoán thì không thể đưa ra hướng điều trị được. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám lại.

Phòng suy tim do thiếu máu cơ tim, hở van ĐMC bằng cách nào?

Câu hỏi từ bạn Nguyen Xuan Huy: Tôi bị hở nhẹ van động mạch chủ, van 2, 3 lá, thiếu máu cơ tim và u tuyến giáp, hay mất ngủ, đêm và sáng sớm hay tức ngực, hơi khó thở. Vậy có uống được Ích Tâm Khang không và chế độ ăn uống thể dục thế nào để không dẫn đến suy tim ạ?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Nếu bạn ít được vận động và không có điều kiện vận động thì nên đi bộ nhanh một ngày 30 phút, mỗi tuần 5 ngày. Ích Tâm Khang thì lúc nào cũng dùng được, bạn có thể dùng ngày 4 viên. Nhưng cần lưu ý dùng đầy đủ thuốc điều trị bệnh đang gặp phải theo chỉ định của bác sỹ.

Câu hỏi từ bạn Dung Thuy Nguyên: Tôi 50 tuổi được chẩn đoán, thiếu máu cơ tim cục bộ, hay đánh trống ngực, tăng huyết áp. Tôi có thể dùng thuốc gì để cải tạo tình trạng trên?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Trước tiên là bạn phải chữa tăng huyết áp, trong trường hợp không có hen phế quản thì dùng chẹn beta giao cảm, giúp hạ huyết áp, chậm nhịp tim, đỡ trống ngực. Dùng kiên trì kéo dài, kết hợp với ăn uống giảm mặn và không lao động nặng.

Suy tim độ 2, cầu cơ tim - Sống được bao lâu

Câu hỏi từ bạn Minh Phuong Vu: Tôi bị hở van động mạch chủ, suy tim độ 2, EF= 63%, hẹp cầu cơ 40%. Tôi đang điều trị ở Bạch Mai, gồm các thuốc: Betaloc 50mg. Furosemide 40mg. Kaleorid 600mg. Nitroglycerin 2,6mg, Rotalzon 50 và uống bổ sung Ích Tâm Khang ngày 2 viên đã lâu, thấy sức khỏe tốt. Nhưng dạo gần đây huyết áp tâm thu tụt xuống 90 – 110mmHg, choáng và mệt hơn. Vậy bệnh của tôi sống được bao lâu?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Về câu hỏi bệnh của bạn sống được bao lâu thì tôi không trả lời, bởi tuổi thọ của mỗi người đã khác nhau, mức độ bệnh lý lại khác nhau nữa, vì thế không có 1 con số chính xác về tuổi thọ.

Bệnh của bạn đã được quản lý tốt rồi, nhưng gần đây có huyêt áp tụt xuống 90-110,  cần xem lại có nhịp chậm không. Trong đơn thuốc có Betaloc làm cho nhịp tim chậm lại, và cũng phần nào làm cho huyết áp xuống, hoặc vì ăn nhạt quá, huyết áp có thể cũng tụt xuống. Bây giờ huyết áp tụt, ngoài giảm liều thuốc, nếu huyết áp vẫn không lên được, có thể ăn mặn hơn trước đây một chút.

Mệt cũng có thế đang giao mùa, mùa hè mùa thu, làm cho sức khỏe kém đi, bạn cần phải xem tất cả các yếu tố đó. Nhưng theo tôi nghĩ trước mắt nếu nhịp tim không nhanh, tầm 60 trở lại, nên giảm bớt liều Betaloc xuống (ví dụ giảm xuống còn 25 mg/ngày)

Cầu cơ mạch vành tức là tình trạng một dải cơ đi vắt qua một nhánh động mạch, đây là một dị tật bẩm sinh, không quá nguy hiểm. Cơ thường co lại khi lúc tâm thu, trong khi đa số các trường hợp máu vào động mạch vành ở thì tâm trương, vì vậy lúc tâm thu, cơ tim co lại không ảnh hưởng nhiều, và hiện nay chưa có báo cáo nào hẹp động mạch vành do cầu cơ mà lại gây ra vỡ xưa tắc động mạch vành. Cũng có một số rất ít các trường hợp có xảy ra vấn đề này, nhưng chỉ trong y văn còn chúng tôi chưa thấy ai bị. Nhưng nếu có bị đi chăng nữa thì chúng ta chụp vi tính cũng có phát hiện được mảng vỡ xưa và xử lý như bệnh mạch vành.

Khi nào người bệnh đau ngực thì mới nên cho thuốc chống đau, còn nếu không đau thì không cần dùng đến thuốc giãn vành. Nhưng phải xem ngoài cầu cơ còn có thể do nguyên nhân khác nữa. Một người có cầu cơ có thể có vữa xơ động mạch ở chỗ khác nữa. Khi có cầu cơ thì phải chụp mạch vành cả các đoạn khác xem có bị vữa xơ không. Nếu có vữa xơ tới 60% , vẫn dùng thuốc vữa xơ để chống lắng đọng mảng cholesterol ở động mạch vành. Về việc sử dụng thuốc nào thầy thuốc sẽ quyết định, nếu không thì không cần. Mặt khác, cần xem có bệnh gì khác với bệnh mạch vành không. Ví dụ như một người bệnh bị trào ngược dạ dày cũng đau ngực, phải kiểm tra dạ dày, hỏi xem ăn uống thế nào, chứ không phải chỉ có cầu cơ mà gây ra đau như thế. Một cầu cơ đơn thuần thì không gây đau như vậy, mà có thể là do nguyên nhân khác.

Bạn có thể lắng nghe trực tiếp câu trả lời của Gs. Khải trong trường hợp của bạn Minh Phuong Vu tại video sau:

Gs.Khải tư vấn trường hợp bạn Minh Phuong Vu

Bệnh cầu cơ tim kèm xơ vữa mạch vành có cần phẫu thuật?

Câu hỏi từ bạn Lê Thu: Tôi năm nay 57 tuổi, bị cầu cơ tim và xơ vữa mạch vành 40%, đã điều trị và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ bệnh viện tim nhiều tháng nay, nhưng vẫn thường xuyên thấy đau âm ỉ ở vùng ngực. Xin được GS tư vấn bệnh của tôi như vậy dùng thuốc có được không hay phải phẫu thuật? Nếu dùng thuốc thì nên dùng những loại thuốc gì để giảm được hiện tượng đau ngực và phòng được suy tim?

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Bệnh cầu cơ không đáng lo ngại, nếu vữa xơ động mạch vành 40%, không kèm theo vôi hóa thì chẩn đoán là đúng. Nhưng nếu động mạch vành đã bị vôi hóa rồi, chỉ số 40% không phản ánh đúng tình trạng bệnh. Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại kết quả chụp cắt lớp vi tính xem trên động mạch đó có bị vôi hóa không.

Nhưng dù có vôi hóa hay không vôi hóa thì bạn vẫn phải dùng thuốc chữa mỡ máu như Statin ví dụ Lipitor, Atorvastatin, Simvastatin,…tất cả những thuốc thuộc nhóm statin đều có tác dụng hạ mỡ. Nhưng khi dùng statin thì không được ăn bưởi, nho, hay nước nho, nước bưởi, vì các thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa, khiến các chất statin bị giữ lại trong cơ thể, làm năng nồng độ trong máu và có thể gây tiêu cơ.

Sau khi dùng statin khoảng nửa tháng, bạn cần phải kiểm tra lại 1 lần chỉ số lipoprotein là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, chỉ số này có thể bớt đi một chút. Thuốc statin nếu dừng thì chỉ ngưng một vài ngày, bởi khi bạn nghỉ dài ngày lipoprotein xấu có thể sẽ tăng vọt lên.

Suy tim do tắc hẹp mạch vành có nên dùng Ích Tâm Khang?

Câu hỏi từ bạn Thanh Nam: Tôi 72 tuổi, năm 2014 hệ số EF là 26,8, bác sỹ kết luận suy tim độ 2 điều trị theo đơn bác sỹ chỉ định. Năm 2015 EF là 30,8, chụp mạch vành nhánh LAD tắc 55,7 %. LAD1 50%, RCA1 30 % đã điều trị theo đơn bác sỹ trong đó có: Concor 5mg, Caridonton 30mg và thuốc huyết áp mỡ máu, Vastarel 35mg, chống đông máu. Bây giờ tôi dùng Ích Tâm Khang có được không? Xin Giáo sư cho hướng điều trị tiếp

Gs. Phạm Gia Khải cho biết:

Nếu với số liệu đưa ra như thế thì bạn chưa tới tiêu chuẩn cần can thiệp, đặt stent hoặc là phẫu thuật, nhưng với điều kiện là động mạch vành không bị vôi hóa. Nếu vôi hóa rồi thì con số có thể sai. Nếu dùng với các thuốc men ở bệnh viện thấy tốt thì tại sao không dùng Tpcn Ích Tâm Khang. Mặc dù nó là thực phẩm chức năng nhưng nó giúp người suy tim và bệnh tim mạch giảm bớt các triệu chứng đi thì rất tốt. Nhưng bạn cũng đừng quên rằng Ích Tâm Khang không thay thế được thuốc tây nhưng nó sẽ bổ trợ cho thuốc, về liều thì có người dùng 2 viên, người dùng 4 viên nhưng không có hại gì cả.

Bạn có thể lắng nghe trực tiếp câu trả lời của Gs. Khải trong trường hợp của bạn Thanh Nam tại video sau

Gs.Khải tư vấn trường hợp bạn Thanh Nam

MỜI BẠN XEM TIẾP

Phần 1: Chuyên gia tư vấn: Phòng và điều trị suy tim do bệnh tim mạch

Phần 2: Điều Trị Hẹp Hở Van Tim, Sau Thay Van Tim – Tư Vấn Bởi Gs. Khải

Phần 3: Gs. Khải tư vấn điều trị suy tim do tăng huyết áp, bệnh van tim

Hoặc xem đầy đủ nội dung tư vấn TẠI ĐÂY