Chi phí stent phủ thuốc có đắt không, có được BHYT chi trả?

  • Chào chuyên gia, ba tôi bị tắc hẹp mạch vành 5 đoạn, hiện có 3 đoạn tắc hẹp nặng từ 80 - 90 %, 2 đoạn còn lại tắc hẹp nhẹ. Bố tôi thường bị đau ngực mặc dù đã dùng thuốc điều trị. Nên bác sĩ có chỉ định đặt stent phủ thuốc 3 đoạn hẹp nặng cho ba tôi. Nhưng gia đình tôi chưa rõ chi phí stent phủ thuốc như thế nào, có đắt không? có được bảo hiểm y tế chi trả không? Mong chuyên gia tư vấn chi tiết.

    Icon

    Chi phí stent phủ thuốc không hề rẻ, đặc biệt đối với trường hợp đặt nhiều stent, đi kèm đó còn có chi phí khám, vật tư y tế. Bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ chi trả một phần kinh phí.

    Stent phủ thuốc giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào từng loại, từng bệnh viện

    Chi phí của 1 stent phủ thuốc có giá khoảng 40 triệu (chưa kể chi phí khám, nằm bệnh, vật tư y tế), tùy thuộc vào từng loại stent và từng bệnh viện mà chi phí cũng sẽ có sự thay đổi, nhưng điều này không chênh lệch nhiều.

    Chi phí stent phủ thuốc được BHYT chi trả bao nhiêu?

    Theo số lượng đặt stent, mức hưởng đúng tuyến hay khác tuyến mà BHYT sẽ chi trả khác nhau. Theo quy định của Thông tư 50/2017/TT-BYT về sửa đổi quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/03/2018). BHYT sẽ chi trả tối đa 36 triệu cho loại stent phủ thuốc. Ngoài chi phí stent, người bệnh còn được BHYT chi trả một phần phí dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường tối đa là 15.000.000 đồng. Nếu đặt stent thứ 2 sẽ chỉ được chi trả 1 nửa so với stent thứ 1. Còn nếu đặt stent thứ 3 sẽ không được BHYT chi trả. Nếu khám và điều trị không đúng tuyến thì mức chi trả của BHYT sẽ ít hơn. Nếu không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, sẽ chỉ được chi trả 40 % so với BHYT đúng tuyến, còn nếu không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, BHYT sẽ chi trả với chi phí cao hơn là 60% so với BHYT đúng tuyến. Cụ thể như:

      Trường hợp người bệnh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng 100%

    Trường hợp đúng tuyến chi phí stent thứ nhất và chi phí vật tư y tế sẽ được BHYT chi trả là 36.000.000 + 15.000.000 = 51.000.000 đồng;Stent thứ hai: 1/2 * 40.000.000 = 20.000.000 đồng lớn hơn 18.000.000 đồng. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 18.000.000 đồng cho stent thứ hai.Stent thứ ba không thanh toán.

    Vì vậy, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí khi đặt 3 stent khoảng: 51.000.000 + 18.000.000 = 69.000.000 đồng;

    Trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí là: (51.000.000 + 18.000.000) * 40% = 27.600.000 đồng;

    Trường hợp người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí là: (51.000.000 + 18.000.000) * 60% = 41.400.000 đồng;

      Trường hợp người bệnh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng 80%

    Trong trường hợp này chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được chi trả như sau:

    + Stent thứ nhất và chi phí vật tư y tế khác là: 51.000.000 * 80% = 40.800.000 đồng;

    + Stent thứ hai là: 18.000.000 đồng;

    + Stent thứ ba không thanh toán.

    Vì vậy, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: 51.000.000 * 80% + 18.000.000 = 58.800.000 đồng.

    Trường hợp người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: (51.000.000 * 80% + 18.000.000) * 40% = 23.520.000 đồng.

    Trường hợp người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: (51.000.000 * 80% + 18.000.000) * 60% = 35.280.000 đồng.


Câu hỏi chuyên gia