Có nên làm xét nghiệm protein phản ứng C để phát hiên bệnh sớm bệnh tim?

  • Bố mẹ tôi đều bị bệnh tim vì vậy tôi rất lo lắng mình cũng bị bệnh. Liệu tôi có nên làm xét nghiệm protein phản ứng C để được chẩn đoán bệnh sớm? Mong chuyên gia tư vấn giúp.

    Icon

    Chào bạn

    Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể chẩn đoán sớm bệnh tim, liệu xét nghiệm Protein C có phải là một phương pháp đặc hiệu? Hãy cùng xem lời giải đáp của tiến sĩ Anthony Komaroff  đến từ trường đại học y Harvard về vấn đề này:

    Thực ra vấn đề này còn đang gây ra nhiều tranh cãi. Tôi cũng xin nói thêm rằng xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) đã được phát triển và nghiên cứu bởi một nhóm các đồng nghệp của tôi tại trường Đại học Y Harvard.

    Xét nghiệm máu định lượng protein phản ứng C (CRP) có thể kiểm tra mức độ viêm xảy ra trong cơ thể. Như vậy thì nó có ý nghĩa gì trong bệnh tim? Như chúng ta đã biết, các cơn đau tim và đột quỵ xảy ra là do sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân gây ra sự nứt vỡ này là do phản ứng viêm trong lòng mạch. Khi đó, cục máu đông hình thành có thể gây tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho một phần của tim hoặc não.

    Giống như hầu hết các xét nghiệm khác, CRP chỉ có giá trị ở một số trường hợp nhất định. Một xét nghiệm được coi là có giá trị khi nó gợi ý cho chúng ta tiến hành thêm một xét nghiệm khác, một phương pháp điều trị nào đó hoặc khuyến cáo về việc áp dụng một lối sống lành mạnh.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2012 cho rằng việc kiểm tra nồng độ CRP có thể không có giá trị đối với người bình thường. Bên cạnh xét nghiệm CRP cho 240.000 đối tượng nghiên cứu, người ta tiến hành thử nghiệm các yếu tố nguy cơ khác như đường huyết, cholesterol máu để phân loại những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và xem xét xem cần thiết phải điều trị dự phòng hay không.

    Các nhà nghiên cứu ước tính rằng dựa vào các xét nghiệm CRP có thể phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ cho 400 – 500 người tham gia nghiên cứu. Nói cách khác, xét nghiệm CRP sẽ cung cấp thêm thông tin về nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bình thường, ngoài những yếu tố nguy cơ đã biết như huyết áp cao, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol máu cao, hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim.

    Như vậy, nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, xét nghiệm CRP sẽ không thay đổi lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ trong chế độ điều trị của bạn. Trường hợp của tôi là một ví dụ. Tôi có nguy cơ cao gặp cơn đau tim, tuy nhiên mức độ CRP của tôi hoàn toàn bình thường. Nếu tôi xem đó là cơ sở để không thực hiện lối sống lành mạnh để dự phòng cơn đau tim thì tôi đã mắc sai lầm. Cũng như vậy, nếu bạn có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch mà CRP cao không có nghĩa nó sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tim và dẫn tới bất kỳ thử nghiệm bổ sung hoặc điều trị có thể bảo vệ bạn không mắc bệnh tim mạch đó. Nhưng nếu bạn có nguy cơ ở mức trung bình, thử nghiệm CRP sẽ có giá trị thêm vào để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn.

    Nguồn tham khảo: www.askdoctork.com



    Tiến sĩ Anthony KomaroffTiến sĩ Anthony Komaroff,

     

    Tiến sĩ Anthony Komaroff nguyên là giáo sư Trường Đại học Y khoa Harvard

     

    Ông đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị và cung cấp kiến thức y khoa của mình thông qua việc trả lời tư vấn trên website chuyên vể sức khỏe của Trường đại học Harvard.

     

     

     


    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Câu hỏi chuyên gia