Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không? sống được bao lâu?

  • Tôi bị tắc hẹp mạch vành 80%, bác sĩ nói tôi cần phải đặt stent. Xin hỏi đặt stent mạch vành có nguy hiểm không? và sau khi đặt stent tôi có thể sống được bao lâu?

    Icon

    Chào bạn,

    Đặt stent mạch vành là một phương pháp can thiệp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành, thường được áp dụng khi mạch vành bị tắc hẹp nặng, trên 80% như trường hợp của bạn, hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Cũng giống như tất cả các loại phẫu thuật can thiệp hay tạo hình mạch vành khác, đặt stent cũng mang một rủi ro biến chứng nhất định, gồm có:

    - Chảy máu hoặc bầm tím dưới da nơi luồn ống thông

    - Tổn thương động mạch nơi chèn stent

    - Dị ứng với các hóa chất sử dụng trong quá trình đặt stent

    - Tổn thương một động mạch ở tim

    - Xuất huyết

    - Nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong

    Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng thường rất thấp, thường dưới 1/ 100 trường hợp và phần lớn đều ít nghiêm trọng, do đó đặt stent vẫn được xem là phương pháp an toàn trong điều trị bệnh mạch vành, cung cấp nhiều lợi ích hơn là rủi ro cho người bệnh.

    Còn với câu hỏi sau khi đặt stent có thể sống được bao lâu, thì rất khó để có một câu trả lời chính xác cho bạn, bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như các bệnh tim mạch mắc kèm, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại và tuân thủ điều trị sau đặt stent. Với một người bệnh cao tuổi, chức năng tim đã bị suy yếu nhiều thì tuổi thọ sau đặt stent chắc chắn sẽ ngắn hơn một bệnh nhân trẻ tuổi và chưa từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Hoặc chẳng hạn như, một người bệnh có lối sống không lành mạnh sau đặt stent, ăn chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thường xuyên bị căng thẳng, thì sẽ dễ bị tái tắc hẹp mạch vành và gặp phải một cơn nhồi máu cơ tim gây đột tử, hơn là những người có lối sống khoa học và luôn vui vẻ. Nhưng nhìn chung, phương pháp đặt stent sẽ mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người bệnh, giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau thắt ngực và giảm thiểu những biến cố tim mạch nguy hiểm trong tương lai.

    Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ, bởi lẽ đây có thể là phương pháp điều trị tốt nhất trong trường hợp của bạn hiện tại để giúp tái lưu thông tuần hoàn mạch vành và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim. Sau đặt stent, bên cạnh lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đúng chỉ định, bạn nên tham khảo sử dụng sớm tpcn Ích Tâm Khang, để giúp ngăn ngừa nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành, phục hồi chức năng tim và phòng chống các biến chứng trên tim mạch. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị của một người bệnh mạch vành đã kiểm soát tốt bệnh trong clip sau: 

    Chia sẻ cách kiểm soát bệnh mạch vành hiệu quả của cô Loan, Đào Tấn, Hà Nội

    Xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Đức Luận, 82 tuổi về bí quyết vượt qua cửa tử và trì hoãn đặt stent khi 2 nhánh động mạch vành hẹp 90% và 80%

    Chia sẻ của ông Luận, 82 tuổi về bí quyết sống khỏe với 2 nhánh mạch vành bị tắc hẹp nặng 

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe! 

    Thân mến!

    hotline

Câu hỏi chuyên gia