Dấu hiệu nào cảnh báo đột quỵ sớm?

  • Tôi năm nay 70 tuổi mắc bệnh mạch vành 3 năm, gần đây thường gặp phải các triệu chứng đau ngực, khó thở. Năm 2015 tôi lên cơn nhồi máu cơ tim, và phải đi viện khám. Tôi muốn hỏi làm sao để nhận biết được cơn đột quỵ sớm, và phải điều trị như thế nào để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ

    Icon

    Chào bác,

    Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là những biến chứng do bệnh mạch vành gây nên, bởi những mảng xơ vữa hình thành, tạo lên những cục huyết khối: trong trường hợp tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, tắc mạch não gây đột quỵ. Và nếu xảy ra đột quỵ, nếu phát hiện muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    Tuy nhiên, đột quỵ sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm để có thể cấp cứu kịp thời. Cụ thể một số dấu hiệu nhận biết sớm như sau:

    • – Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
    • – Dấu hiệu ở hình thể mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng.
    • – Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
    • – Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
    • – Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
    • – Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

    Tuy nhiên, tốt nhất là bác nên phòng ngừa những cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, trước mắt người bệnh vẫn cần phải tuần thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, đặc điểm của bệnh mạch vành chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn và tập luyện như: hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… ăn giảm muối, hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,…thay vào đó nên bổ sung nhiều loại rau quả tươi, tập thể dục vừa sức điều độ.

    Song song với sử dụng thuốc điều trị, để nâng cao hiệu quả điều trị bác nên sử dụng sớm sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3-6 tháng. Sản phẩm có tác dụng giãn mạch, giúp tăng cường lượng máu tới tim, làm tiêu cục huyết khối phòng ngừa những cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bên cạnh đó còn giúp làm giảm hình thành những mảng xơ vữa.

    Bác có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh bị tắc hẹp mạch vành 80-90 %, mà trước đây đã từng gặp phải nhiều cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, nhưng giờ đây vẫn có cuộc sống khỏe mạnh nhờ có phương pháp điều trị phù hợp qua video sau:

    Chúc bác sức khỏe.

    Thân mến!

Câu hỏi chuyên gia