Chào bạn,
Để điều trị và kiểm soát tốt bệnh thiểu năng vành cần phải kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp bao gồm: thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị và can thiệp hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết, nhằm mục đích cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, hạn chế sự phát triển dày lên của các mảng xơ vữa, và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Thay đổi lối sống: Lối sống lành mạnh đóng vai trò quyết định trong hiệu quả điều trị bệnh mạch vành. Trong chế độ ăn uống, bạn cần lựa chọn những loại thực phẩm có lợi tim, tăng cường rau quả tươi, hạn chế các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trans có nhiều trong mỡ động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn) và các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên… nên chọn những loại chất béo tốt từ cá, dầu olive và các loại hạt. Hạn chế ăn muối và đường. Đồng thời, tập luyện thể dục đều đặn 30p mỗi ngày, hạn chế thức khuya, giảm thiểu cắng thẳng và tránh xa khói thuốc lá.
- Thuốc điều trị: Các loại thuốc thường dùng trong điều trị thiểu năng vành là thuốc giãn mạch giúp giảm đau thắt ngực; thuốc giảm cholesterol máu để ngăn các mảng xơ vữa mạch vành phát triển; thuốc chống đông máu giúp phòng ngừa nguy cơ huyết khối, nhồi máu cơ tim cho người bệnh…
Kết hợp sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích lựa chọn, để giúp mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh thiểu năng vành. Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada cho thấy, việc sử dụng kết hợp các các thảo dược truyền thống như Đan sâm, Vàng đằng trong Tpcn Ích Tâm Khang, có tác dụng giãn mạch, tiêu huyết khối, ngăn ngừa mảng xơ vữa, nhờ đó giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cường máu tới nuôi tim, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Thực tế đã có nhiều người bệnh giảm được mức độ hẹp mạch vành và cải thiện đáng kể các cơn đau thắt ngực, nhờ kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ trong điều trị, như chia sẻ của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội dưới đây:
- Can thiệp và phẫu thuật: khi mạch vành bị tắc hẹp nặng (trên 80%) và không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Các phương pháp này giúp khôi phục nhanh chóng lưu lượng máu về tim, giảm đau thắt ngực và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim, nhưng không tác động được vào căn nguyên gây bệnh mạch vành, vì vậy sau can thiệp hay phẫu thuật người bệnh vẫn cần sử dụng thuốc điều trị và duy trì lối sống khoa học theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn cũng đừng nên quá lo lắng, bởi nếu tuân thủ kết hợp đồng bộ các phương pháp điều trị kể trên, mẹ bạn hoàn toàn có thể chung sống khỏe mạnh với căn bệnh thiểu năng vành.
Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
Thân mến!