Đông tây y kết hợp trong điều trị bệnh tim mạch có được không?

  • Tôi là nữ năm nay 52 tuổi, mấy năm trước đi khám chưa mắc bệnh tim mạch. Đầu năm nay thấy hay bị đau đầu, choáng váng, ngực thấy nặng nặng, đi khám thì được chẩn đoán là tăng huyết áp, xơ vữa mạch, suy vành. Tôi đang uống 1 viên Betaloc 50 mg/ngày, 1 viên Lipitor 10mg vào tối, 1 viên Vastarel MR, nhưng tôi thấy Cholesterol máu có tháng về bình thường, có tháng tăng cao, dù tôi vẫn uống đủ các thuốc theo toa. Xin bác sĩ cho biết, dùng đông y cùng với thuốc tây trong trường hợp của tôi có hiệu quả không? và xin hỏi thêm vì sao mới chừng 2 năm mà bệnh của tôi lại phát triển nhanh như vậy?

    Icon

    Bs. Lương Lễ Hoàng trả lời:

    Bệnh khi phát tán không có quy luật chung nào cả. Nếu cuộc sống căng thẳng, có bệnh lý nào đó không được phát hiện, điều trị kịp thời như viêm gan, tiểu đường thì việc 2 năm mới xuất hiện mỡ máu là còn chậm.

    Trở lại trường hợp điển hình, hiện nay chị đang điều trị bằng thuốc chẹn beta, hạ mỡ máu. Đối với mỡ máu, chỉ số đo trong một ngày không phải là dấu hiệu tiêu biểu đại diện cho cả quá trình trước đó. Nhưng trong trường hợp đo mỡ máu nhiều lần, định kỳ mà thấy dao động thì phải xem lại các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, có vận động sau bữa ăn không, có uống nước đủ không...

    Việc sử dụng kết hợp Đông y là rất nên làm, cái khó là làm sao tìm được thầy thuốc có kinh nghiệm để áp dụng dược thảo thiên nhiên. Hơn nữa, điểm đáng tiếc là trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ thầy thuốc có khuynh hướng kết hợp với dược liệu thiên nhiên tỷ lệ còn thấp.

    Ở CHLB Đức không thiếu thuốc Tây để hạ mỡ máu nhưng có đến 70% các thuốc được áp dụng bên đó là thuốc dược thảo vì các thầy thuốc ở châu Âu có huynh hướng làm sao kết hợp để giảm lượng hóa chất tổng hợp.

    Trường hợp của chị có thể thảo luận với thầy thuốc, tìm cây thuốc hoặc thành phẩm nào có khả năng hạ mỡ máu. Chẳng hạn như trong Ích Tâm Khang có cây Hoàng Đằng đã được chứng minh trong công trình của Tây phương, không chỉ hạ mỡ máu mà còn cải thiện lượng mỡ máu tốt, giúp kéo các mỡ xấu về gan để tái xử lý thì khi đó lượng mỡ máu dễ ổn định hơn.

    Chúc chị sớm tìm được thầy thuốc có quan điểm kết hợp Đông - Tây y, kết hợp hoạt chất sinh học với Tân dược, bởi việc kết hợp này bao giờ cũng có lợi cho bệnh nhân, thậm chí cũng có lợi cho thầy thuốc bởi việc điều trị hiệu quả hơn.

    Bs Lương Lễ Hoàng tư vấn chi tiết về vấn đề kết hợp đông tây y trong điều trị các bệnh tim mạch

     

Câu hỏi chuyên gia