Chào bác!
Chắc hẳn bác đã biết natri và kali là hai khoáng chất được tìm thấy trong muối. Câu hỏi của bác cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh tăng huyết áp khác. Trong đó có một trường hợp bệnh nhân trước đây của tôi. Cô ấy cũng bị huyết áp cao và phải điều trị bằng cách giảm ăn muối chứa natri và bổ sung muối chứa kali. Tại sao lại vậy?
Vì những người có chế độ ăn giàu kali sẽ có huyết áp thấp hơn so với những người có chế độ ăn nghèo kali. Khi bác bị tăng huyết áp bác nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu kali và nên hạn chế ăn muối. Bởi thành phần natri có trong muối gây giữ nước khiến lượng chất lỏng trong mạch máu tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp, do đó gia tăng áp lực cho tim. Còn kali giúp cơ thể loại bỏ natri dư thừa, làm thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.
Hiện nay, do thói quen sử dụng đồ ăn sẵn, thực phẩm đóng hộp mà trong chế độ ăn của chúng ta làm tăng hàm lượng natri và giảm kali dẫn đến tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đảo ngược sự mất cân bằng giữa hai khoáng chất này có thể giúp ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đầu tiên, bác cần thay thế sử dụng muối natri bằng muối chứa kali. Vì vậy, bác nên ăn nhạt và bổ sung nguồn thực phẩm giàu kali như các loại trái cây và rau quả. Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu kali mà bác có thể tham khảo!
Chúc bác sức khỏe.