Chào bạn,
Bệnh tăng gánh thất trái là tình trạng tăng gánh nặng cho buồng thất trái của tim, làm tim phải hoạt động, co bóp mạnh hơn để đảm bảo cung cấp máu cho cơ thể. Bệnh thường là hậu quả của tăng huyết áp, hở hay hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, hở van 2 lá, còn ống động mạch, thiếu máu cơ tim cục bộ...
Người bệnh tăng gánh thất trái thường gặp những triệu chứng khó chịu như khó thở, mệt mỏi, đau ngực… Thế nhưng điều nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến biến chứng suy tim không hồi phục.
Thời gian đầu tim đang còn khả năng bù trừ vì vậy bạn chưa có dấu hiệu tăng gánh thất trái gì. Nhưng về lâu dài nếu không được điều trị, tăng gánh thất trái khiến tim phải làm việc gắng sức hơn, gây phì đại thất trái, suy giảm chức năng thất trái và cuối cùng là dẫn đến suy tim.
Thời gian để dẫn đến suy tim phụ thuộc nhiều yếu tố như: tuổi, thói quen sinh hoạt, ăn mặn, điều trị hay không điều trị, lao động nặng… có thể suy tim sau một vài năm. Tuy nhiên, nếu có phương pháp điều trị phù hợp bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này và phòng ngừa suy tim.
Suy tim là hậu quả cuối cùng của tăng gánh thất trái nếu không được điều trị tốt
Để điều trị tăng gánh thất trái cũng giống như tăng gánh thất phải, trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây tăng gánh thất trái, đó có thể là do tăng huyết áp, hở van tim, bệnh cơ tim… Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.
Thuốc điều trị tăng gánh thất trái là thuốc giúp kiểm soát các bệnh lý nền kể trên và ngăn ngừa tăng gánh thất trái nặng lên. Đây là chỉ định bắt buộc bạn cần tuân thủ. Nếu nguyên nhân gây tăng gánh thất trái là hở van tim, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật thay van tim nếu mức độ hở van lớn và không còn đáp ứng với thuốc điều trị.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn và tập luyện nhằm làm tăng hiệu quả điều trị tăng gánh thất trái, bao gồm:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
- Thực hiện chế độ ăn giảm muối cho người bệnh suy tim
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,…thay vào đó nên bổ sung nhiều rau quả tươi trong khẩu phần ăn.
- Tập thể dục vừa sức điều độ giúp máu lưu thông tốt hơn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa được suy tim, ngoài sử dụng thuốc điều trị, bạn nên phối hợp sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3-6 tháng.. Ích Tâm Khang sẽ giúp tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu khỏe hơn và tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó sẽ giúp bạn thuyên giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực… và tăng cường chức năng tâm thất trái, phòng ngừa nguy cơ suy tim tiến triển. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada năm 2014.
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị của một người bệnh tăng huyết áp đã chuyển sang giai đoạn tăng gánh thất trái, nhưng nhờ có phương pháp điều trị phù hợp đã kiểm soát được bệnh tình qua video sau:
Bí quyết điều trị tăng gánh thất trái do tăng huyết áp của ông Đào (Gia Lâm, Hà Nội)
Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị tăng gánh thất trái, phì đại cơ tim của bà Vân (Hải Dương)
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được băn khoăn của bạn về tăng gánh thất trái có nguy hiểm không. Đồng thời giúp bạn có cho mình hướng điều trị tăng gánh thất trái phù hợp để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng suy tim tiến triển.
Chúc bạn mau khỏe.
Thân mến!