Sau đặt stent người bệnh phải dùng thuốc chống đông lâu dài, nhưng không phải dùng suốt đời, thời gian dùng phụ thuộc tình trạng bệnh mạch vành của mỗi người.
Sau can thiệp đặt stent mạch vành, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng kết hợp 2 loại thuốc chống đông thuộc nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu để phòng tránh nguy cơ huyết khối. Như trường hợp của mẹ bạn, 2 thuốc đó là Plavix và Aspirin.
Theo Ths. Bs. Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội tim mạch Bệnh viện Xanh Pôn: Thời gian sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu ngắn hay dài phụ thuộc vào loại stent được đặt, mức độ tổn thương mạch vành, cơ địa của từng người bệnh, các bệnh lý khác kèm theo như tiền sử xuất huyết tiêu hóa, suy thận… Theo khuyến cáo hiện nay, thời gian trung bình sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu kép tối thiểu là 1 năm. Sau đó, tùy vào sức khỏe và điều kiện kinh tế của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong 2 thuốc chống đông để duy trì sử dụng suốt đời.
BS Hiến tư vấn cách dùng thuốc chống đông hiệu quả sau đặt stent
Xuất huyết là tác dụng phụ phổ biến nhất ở người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài với các biểu hiện:
- Bầm tím bất thường trên da
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Nước tiểu sẫm màu, phân có màu bã cà phê
- Đau dạ dày, nôn ra máu
- Chóng mặt, nhức đầu
- Phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu chảy nhiều hơn bình thường.
Khi gặp phải các dấu hiệu trên, bạn cần đưa mẹ tới bệnh viện thăm khám đẻ được bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
Xem thêm: Giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu tim bằng liệu pháp tự nhiên
Người bệnh cần phải dùng thuốc chống đông sau đặt stent trong thời gian dài. Vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu xuất huyết do tác dụng phụ của thuốc là điều rất quan trọng giúp phòng ngừa rủi ro.
Chúc mẹ bạn sớm bình phục!