Các biến chứng phẫu thuật thay van tim có thể gặp phải là gì?

  • Tôi năm nay 46 tuổi , mổ thay van tim 2 lá từ t2/2016 đến T4/2018 tôi phải mổ lại van tim do bị nhiễm trùng van dẫn đến sùi van-->mổ cấp cứu. Tôi đã điều trị sau phẫu thuật được 2 thángTôi muốn hỏi là liệu căn bệnh này của tôi có thể tái phát hay không, các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật là gì?

    Icon

    Chào bạn,

    Tiên lượng bệnh của bạn không thể nói trước được, nếu sau này bạn có nguy cơ nhiễm trùng van thêm lần nữa hoặc gặp phải những rủi ro khác thì vẫn có khả năng bị tái phát lại. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, nếu bạn có chế độ chăm sóc đúng cách vẫn có thể phòng ngừa được.

    Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

    - Biến chứng huyết khối:

    Biến chứng huyết khối là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân có van tim nhân tạo. Nguy cơ biến chứng huyết khối là giống nhau với bệnh nhân mang van tim cơ học có điều trị warfarin và bệnh nhân van sinh học không có điều trị warfarin. Nguy cơ huyết khối không phụ thuộc vào loại van tim nhân tạo cũng như vị trí van tim nhân tạo, các yếu tố nguy cơ. Biến chứng huyết khối có thể gây ra huyết khối bắn lên hệ thống gây ra tắc các mạch như mạch chi hoặc mạch máu não; đặc biệt nguy hiểm khi huyết khối gây kẹt van tim nhân tạo. Triệu chứng của huyết khối gây kẹt van là bệnh nhân có khó thở hoặc mệt mỏi tăng lên trong thời gian ngắn từ vài ngày đến 1 tuần. Điều này đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân đột ngột dừng thuốc chống đông, có thay đổi liều chống đông.

    - Xuất huyết liên quan đến thuốc chống đông.

    Ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông lâu dài, nguy cơ chảy máu là 1%. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ huyết khối là giống nhau trên van cơ học và van sinh học nhưng chảy máu xuất hiện nhiều hơn ở van cơ học. Theo dõi INR chặt chẽ sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu.

    - Thoái hóa van

    Van cơ học thường có độ bền rất tốt và hiếm khi bị hỏng. Tỷ lệ thoái hóa của van sinh học tăng lên theo thời gian. Thời gian xuất hiện thoái hóa van thường vào năm thứ 7 hoặc thứ 8 sau khi mổ. Van sinh học sẽ thoái hoá từ 50 - 60% ở năm thứ 10 và 70 - 90% ở năm thứ 15.

    - Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

    Viêm nội tâm mạc trên van nhân tạo là tình trạng bệnh lý nặng nề với tỷ lệ tử vong cao (từ 30 - 50%). Chẩn đoán thường dựa trên cấy máu dương tính và siêu âm tim có bằng chứng của nhiễm khuẩn van nhân tạo như có mảnh sùi, áp-xe cạnh van hoặc có dòng hở cạnh chân van mới xuất hiện. Bất chấp việc điều trị kháng sinh thích hợp, nhiều bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Điều trị nội khoa đơn độc có thể được nếu viêm nội tâm mạc xuất hiện muộn sau thay van (trên 6 tháng sau phẫu thuật). Phẫu thuật nên được làm trong các trường hợp: thất bại khi điều trị nội khoa, huyết động bị ảnh hưởng do dòng hở lớn, mảnh sùi lớn và có dòng chảy mới xuất hiện trong tim.

    - Hở cạnh chân van

    Hở cạnh chân van điển hình là do nhiễm khuẩn, tuột chỉ, xơ hóa và canxi hóa vòng van tự nhiên dẫn đến van áp không chặt giữa vòng van nhân tạo với vòng van tự nhiên của bệnh nhân. Với hở chân van mức độ nhẹ thường là lành tính, chỉ có một số lượng rất ít bệnh nhân (

    Để phòng ngừa những biến chứng, bạn cần có một chế độ chăm sóc, ăn uống đúng cách. Mời bạn xem chi tiết cách để nhanh phục hồi sau phẫu thuật thay van tim qua bài viết sau:

    http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-phuong-phap-giup-hoi-phuc-tot-sau-phau-thuat-van-tim.html

    Chế độ ăn cho người bệnh sau thay van tim:

    http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-tot-cho-nguoi-benh-sau-thay-van-tim.html

    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh cũng bị hở van tim 2 lá nhưng đã lấy lại sức khỏe của mình sau khi tìm ra được giải pháp cho bản thân quả video sau:

    Chúc bạn sức khỏe.

    Thân mến!

    "}

Câu hỏi chuyên gia