Ăn nhiều dầu thực vật có tốt cho tim mạch?

A- A+

Triglycerides (thành phần chính của các dầu thực vật) cao làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vànhđột quỵ.

Có thể nhiều người đã biết về các chỉ số mỡ máu khi đi khám sức khỏe như HDL (cholesterool tốt) và LDL (cholesterol xấu) cũng như vai trò của cholesterol đối với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, còn có một chỉ số khác là Triglyceride – cũng có vai trò rất quan trọng với sức khỏe tim mạch thì ít người biết tới.

Triglyceride là gì?

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, được sản xuất trong gan, có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Đây là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu của các loại dầu thực vật hay mỡ động vật.

Triglycerides là thành phần chủ yếu của dầu thực vật

Triglycerides là thành phần chủ yếu của dầu thực vật

Triglyceride và nguy cơ tim mạch?

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nồng độ chất béo trung tính triglycerides trong máu cao sẽ thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch, đặc biệt là ở những người có nồng độ HDL thấp hoặc những người có bệnh tiểu đường loại 2. Sự tích tụ của các mảng chất béo có thể làm thu hẹp lòng mạch máu, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.

Bình thường nồng độ triglyceride trong máu dưới 150mg/dL. Khi cao tới hơn 200 mg/dl, người bệnh sẽ dễ bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ. Khi cao tới hơn 500 mg/dl sẽ cần phải sử dụng thuốc điều trị để giảm xuống.

Ngoài ra, triglyceride máu cao cũng có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tụy, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường

Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia đều cho rằng chất béo trung tính đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về tim. Triglycerides cao có xu hướng xuất hiện cùng với các vấn đề khác, như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, LDL–cholesterol "xấu" cao và HDL-cholesterol "tốt" thấp. Theo họ, thật khó để biết chắc chắn vấn đề là do một mình triglyceride gây ra. Ví dụ, một số người do di truyền mà có nồng độ chất béo trung tính cao, nhưng họ không có nguy cơ mắc bệnh tim. Một số khác cho rằng triglycerides cao chỉ đóng một vai trò nhỏ khi đã xuất hiện bệnh tim.

Nhưng rõ ràng, tất cả các nhà khoa học đều đồng ý rằng, biết được chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu để tầm soát nguy cơ tim mạch là điều cần thiết.

Làm thế nào để biết chỉ số triglyceride của mình?

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bất cứ ai trên 20 tuổi cần được kiểm tra thường xuyên để theo dõi chỉ số cholesterol và triglyceride.

Triglyceride trong máu được đo bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Đây là chỉ số luôn được xác định cùng một lúc với các chỉ số cholesterol máu khác (HDL, LDL) và luôn có trong kết quả xét nghiệm máu của bạn. Trước khi đo Triglyceride cần nhịn ăn trong khoảng 9-12 giờ, bởi nồng độ chất béo trong máu bị ảnh hưởng bởi thức ăn gần thời điểm đo. Kết quả sai số cao có thể xảy ra nếu các xét nghiệm máu được thực hiện sau khi ăn.

Làm thế nào để giảm nồng độ triglyceride để ngăn ngừa bệnh tim?

Kiểm soát triglycerides cao và cholesterol cao là một thách thức lâu dài, có thể thực hiện được bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc khi cần thiết. Đưa nồng độ chất béo trung tính trở về bình thường làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại vi.

Một lối sống lành mạnh bao gồm kiểm soát cân nặng, hoạt động thể chất, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, hạn chế các loại đường đơn và sử dụng đồ uống không đường.

Đối với cholesterol và triglycerides, điều quan trọng nhất là cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên. Khi đi khám, nếu chỉ số triglycerides của bạn cao, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, song song với đó bạn cần có một số điều chỉnh đơn giản nhưng hiệu quả để giảm bớt các mối nguy cơ của mình.

XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH TIM MẠCH HIỆU QUẢ


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.