Mới đây tạp chí trực tuyến Open Heart công bố một bằng chứng khoa học cho thấy thêm đường trong chế độ ăn uống có thể khiến nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch cao hơn cả muối!
Từ trước tới nay, chúng ta mới chỉ biết tới việc kiểm soát tăng huyết áp tập trung vào việc hạn chế muối trong chế độ ăn, vì muối vẫn bị buộc tội chính là nguyên nhân gây ra huyết áp cao cũng như liên quan mật thiết tới các ca đột quỵ. Tuy nhiên, những lợi ích của việc giảm natri (thành phần có trong muối) vẫn đang gây tranh cãi. Các ý kiến mới đưa ra rằng việc giảm huyết áp nên tập trung vào việc giảm lượng đường gia tăng (trong đó chủ yếu là fructose), không phải là muối như đã từng khuyến cáo trong chế độ ăn hàng ngày.
Đường có nguy cơ làm tăng huyết áp hơn cả muối
Những bằng chứng khoa học cơ bản, nghiên cứu về dân số và thử nghiệm lâm sàng liên quan tới đường (đặc biệt là đường fructose monosaccharide) đều cho thấy tác động tiêu cực của đường với việc làm tăng huyết áp, mang lại nhiều rủi ro cho hệ tim mạch thông qua một loạt các cơ chế.
Sự gia tăng đường (cụ thể là dùng quá fructose) làm tăng nhịp tim, cung lượng tim, giữ natri thận và kháng lực mạch máu, tất cả đều có thể tương tác để nâng cao huyết áp và làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim.
Người tiêu thụ quá 74gr fructose một ngày sẽ có nguy cơ cao huyết áp lên tới 77% (huyết áp trên 160/110 mm Hg), gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như dễ dẫn tới đột quỵ.
Các chuyên gia cho hay đường tự nhiên không ảnh hưởng nhiều, chủ yếu nguy cơ tới từ việc tiêu thụ lượng đường từ đồ uống có gas và các sản phẩm bánh kẹo công nghiệp. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hơn 40% calo có nguồn gốc từ đường bổ sung được tìm thấy trong đồ uống có ga, cũng như các loại nước ngọt khác.
Uống một lon nước ngọt 24 ounce đã được chứng minh là làm tăng tối đa trung bình huyết áp 15/9 mm Hg và nhịp tim 9 bpm.
Theo nghiên cứu những người tiêu thụ nhiều các loại đường bổ sung này sẽ có nguy cơ gần như tăng gấp ba lần tử vong do bệnh tim mạch so với những người tiêu thụ ít hoặc không dùng. Đặc biệt, ngay cả việc thêm đường với liều vừa phải trong thời gian ngắn cũng có thể gây tác hại. Lượng đường cao làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mmHg) và huyết áp tâm trương (5,6 mmHg) trong 8 tuần hoặc nhiều hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết mỗi năm trên thế giới có tới 180.000 ca tử vong liên quan tới lượng đường được tiêu thụ trong nước giải khát. Hiện lượng đường được thêm vào các loại thực phẩm này theo bình quân đầu người ở Mỹ cao hơn khoảng 2-8 lần so với khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tiến sĩ James DiNicolantonio, từ Trung tâm dự phòng Tim mạch Saint Luke kết luận: "Hãy bắt đầu bằng việc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa các loại đường bổ sung như nước trái cây, đồ uống có ga... Bởi lẽ, các bằng chứng cho thấy rằng ngay cả thêm đường với liều vừa phải trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra tác hại đáng kể”.
Trích nguồn: http://www.medicalnewstoday.com/
Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim do cao huyết áp.