Top 10 thực phẩm hạ huyết áp không cần dùng thuốc cực hay

A- A+

Có rất nhiều thực phẩm giúp hạ huyết áp có thể kể đến như: cần tây, tỏi, hành, cà chua… Vậy đâu mới là loại thực phẩm giúp hạ huyết áp hiệu quả nhất? Bài viết “Top 10 thực phẩm hạ huyết áp không cần dùng thuốc” dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Người huyết áp cao nên bổ sung các thực phẩm giúp hạ huyết áp trong chế độ ăn

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người hạ huyết áp

Tăng huyết áp hiện nay đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong cộng đồng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh liên quan mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, việc nắm rõ các thực phẩm giúp hạ huyết áp rất quan trọng.

Để có thể lựa chọn được thực phẩm hạ huyết áp phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số nguyên tắc chung như sau:

  • Hạn chế các loại thực phẩm có chứa axit béo no và cholesterol. Với chất béo tốt chỉ nên ăn khoảng 25 - 30g/ngày.
  • Hạn chế chất bột đường: Chỉ nên ăn tối đa từ 300 - 320g/ngày.
  • Hàm lượng chất đạm nên hạn chế, chỉ khoảng 0.8 - 1g protein/kg/ngày.
  • Giảm lượng muối ăn dưới 6g/ngày. Hạn chế những thực phẩm kích thích cho hệ thần kinh.
  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu kali, canxi và magie.

Top 10 thực phẩm hạ huyết áp hiệu quả nhất

Để giúp người bệnh cao huyết áp xây dựng chế độ ăn dễ dàng hơn, các chuyên gia đã chọn ra top 10 thực phẩm có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp tốt nhất. Nếu bạn hay người thân đang mắc căn bệnh này, hãy tham khảo ngay nhé.

Cần tây

Theo nghiên cứu, cần tây có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho người cao huyết áp như canxi, phốt pho, acid amin tự do, các loại vitamin, giàu protid... Ngoài ra, trong cần tây còn có thành phần apigenin tự nhiên, đâu là một hoạt chất giúp phòng ngừa huyết áp cao, hạ huyết áp, giúp giãn nở mạch.

Để hạ huyết áp bằng cần tây, người bệnh có thể thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản sau:

  • Làm nước ép cần tây: Sử dụng 300g rau cần tây tươi (không lấy phần rễ), thái nhỏ và xay thành nước uống. Người bệnh có thể cho thêm mật ong theo sở thích. Ngày sử dụng 3 lần, 40ml/lần và nên hâm nóng khi uống.
  • Chế biến món ăn từ cần tây: Sử dụng 100g cần tây, 100g thịt lợn, 30g nấm hương, 10g hành, 10g dâu và 5g gừng cùng dầu với muối. Sau khi xào qua các nguyên liệu, cho khoảng 300ml nước luộc gà vào và đun khoảng 20 phút với lửa nhỏ. Chia ăn từ 2 - 3 lần/ngày.

Nước ép cần tây giúp giảm huyết áp khá tốt

Nước ép cần tây giúp giảm huyết áp khá tốt

Tỏi

Theo Viện Y Tế Quốc Gia, tỏi là loại thực phẩm giúp hạ huyết áp tương đối tốt. Điều này cũng đã được thử nghiệm lâm sàng và công bố trên trang Rối loạn tim mạch BMC (2008) cùng với nhiều nghiên cứu khác.

Trong tỏi có chứa Allicin, có tác dụng làm hạ huyết áp. Trong báo cáo được công bố trên Annals of Pharmacotherapy (2008), tỏi không có tác dụng với người chỉ bị huyết áp tâm trương mà chỉ giúp hạ huyết áp ở người bệnh bị huyết áp tâm thu. 

Để ổn định huyết áp bằng tỏi, người bệnh có thể áp dụng một số cách dùng như sau:

  • Ăn tỏi sống: Khoảng 1 - 1,5g tỏi tươi/ngày.
  • Bột tỏi: 600 - 900 mg/ngày.
  • Tỏi đen: 2 - 3 củ tỏi đen/ngày, ăn trước bữa sáng khoảng 30 phút.

Hành tây

Hành rất có lợi đối với người tăng huyết áp bởi trong hành tây giàu kali, kẽm, vitamin C và chất xơ Ngoài ra, còn có thành phần Prostaglandin A, giúp giãn mạch máu, giảm độ nhớ trong máu, góp phần giúp làm giảm huyết áp hiệu quả. 

Người bệnh có thể  dùng hành tây chế biến thành các món ăn như: hành ngâm dầu ăn, hành xào cần tây... Hiệu quả trên huyết áp của hành cũng dễ hiểu bởi nó là "anh em họ" với tỏi.

Hành tây cũng là một thực phẩm hạ huyết áp hiệu quả

Hành tây cũng là một thực phẩm hạ huyết áp hiệu quả

Đậu xanh, đậu Hà lan

Đây là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người tăng huyết áp. Trong 2 loại đậu này đều có nhiều canxi, magie, kali giúp ngăn ngừa huyết áp cao hiệu quả.

Hằng ngày nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới; hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống tăng huyết áp.

Cà rốt

Cà rốt có nhiều chất xơ và hàng loạt các chất có lợi cho huyết áp. Ngoài ra, các hợp chất trong cà rốt khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành canxi,  magie, chất khoáng... hỗ trợ làm mềm thành mạch, ổn định huyết áp.

Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày, bạn sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten, rất tốt cho người cao tuổi bị tăng huyết áp.

Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy, những người bệnh kiểm soát tốt chế độ ăn và bổ sung sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang có chỉ số huyết áp ổn định hơn, giảm mệt mỏi, đau ngực, khó thở, hồi hộp, trống ngực, ít nguy cơ bị suy tim, nhồi máu cơ tim. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

hotline

Cà chua

Cà chua có công dụng thanh nhiệt, giải độc và hạ áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Ngoài ra, trong cà chua còn có carotenoid (ví dụ như beta-carotene, lycopene) chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm tình trạng stress oxy hóa, từ đó giúp kiểm soát được huyết áp tốt hơn.

Người bệnh có thể tham khảo một số cách sử dụng cà chua tốt cho người bị cao huyết áp sau:

  • Ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Cà chua có thể làm được nhiều món, nhưng người bị tăng huyết áp không nên dùng xốt cà chua (cà chua hộp) vì các sản phẩm đóng sẵn này thường có nhiều muối.
  • Nước ép cà chua: Sử dụng khoảng 200ml nước ép cà chua mỗi ngày.

Cà chua tốt cho những người bị tăng huyết áp

Cà chua tốt cho những người bị tăng huyết áp

Gia vị hỗn hợp

Gia vị hỗn hợp như thì là, hạt thì là, kinh giới (họ bạc hà), tiêu đen, húng quế, gừng... có chứa những hoạt chất có lợi cho huyết áp. Tùy món ăn, hãy chú ý lựa chọn loại thực phẩm và chế biến để vừa hợp khẩu vị lại vừa có lợi nhất cho sức khỏe tim mạch bạn nhé.

Các loại rau giàu kali

Rau xanh là những loại thực phẩm rất giàu kali. Thường xuyên sử dụng rau xanh sẽ giúp cho cơ thể đạt được tỷ lệ kali cao hơn so với tỷ lệ natri, điều này giúp trung hòa được natri trong cơ thể và giúp hạ huyết áp. Những loại rau xanh có hàm lượng kali cao có thể kể đến như măng tây, rau diếp cá, rau xà lách, cải xoăn, cải rổ, củ cải xanh, rau chân vịt...

Lưu ý, người bệnh nên ưu tiên sử dụng những loại rau tươi hơn những loại được đóng hộp. Bởi rau xanh khi đóng hợp sẽ được cho thêm natri để bảo quản.

Xem thêm: Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Quả mọng

Quả mọng cũng là một loại thực phẩm hạ huyết áp tốt. Quả mọng thường chứa nhiều flavonoids, giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Những loại quả mọng giúp hạ huyết áp mà người bệnh có thể sử dụng là mâm xôi, dâu tây, việt quất... Bạn hãy dùng chúng dùng như một món tráng miệng sau bữa ăn chính.

Sữa ít béo hoặc không béo

DASH đã khuyến cáo rằng người bệnh cao huyết áp nên sử dụng các loại sữa có hàm lượng chất béo thấp như sữa không béo hoặc sữa ít béo. Sữa không béo/ít béo có thể giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Đối với người lớn nên sử dụng khoảng 3 ly sữa ít béo/không béo mỗi ngày, mỗi ly khoảng 250 ml.

Để ổn định huyết áp, bạn nên uống 3 ly sữa ít béo/không béo mỗi ngày

Để ổn định huyết áp, bạn nên uống 3 ly sữa ít béo/không béo mỗi ngày

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn cho người cao huyết áp

Ngoài 10 loại thực phẩm hạ huyết áp ở trên, người bệnh cũng nên lưu ý tránh xa những loại thực phẩm như:

  • Không ăn quá mặn, chỉ nên ăn khoảng 6g muối/ngày, tránh ăn quá cay.
  • không ăn các loại thực phẩm có quá nhiều năng lượng như đường mía, đường glucose, chocolate hoặc những món ăn có chứa hàm lượng đường cao khác.
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật trong quá trình chế biến.
  • Hạn chế nội tạng động vật: Vì có chứa nhiều cholesterol hơn so với thịt bình thường, có nguy cơ làm tăng huyết áp cao hơn.
  • Không nên sử dụng thức ăn nhanh hoặc những loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ chiên, rán,... vì thường có hàm lượng muối cao, cholesterol cũng lớn.
  • Cần bỏ các loại chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá. Tuy nhiên có thể sử dụng thêm nước chè xanh vì rất tốt cho người bị huyết áp cao.

Trên đây là 10 loại thực phẩm hạ huyết áp cũng như nguyên tắc trong quá trình lựa chọn thực phẩm cho chế độ hàng ngày dành cho người bị tăng huyết áp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng do cao huyết áp gây ra như Ích Tâm Khang. Đã có rất nhiều người bệnh bị tăng huyết áp nặng, biến chứng suy tim đã phục hồi sức khỏe nhờ giải pháp này. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Từ khi sử dụng Ích Tâm Khang, bà Long (Tây Ninh) đã không còn bị đau thắt ngực, huyết áp về bình thường, đi bộ không còn thấy mệt, người sảng khoái.

Xem thêm: Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch

Tham khảo: Sức khỏe đời sống, Healthline.com