Vì sao cần cung cấp đủ kali cho cơ thể?

A- A+

Một chế độ ăn uống cung cấp đủ kali sẽ có lợi cho các bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy tim

Bạn có biết, kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể: Giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải; giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.

Với hệ tim mạch, kali đóng vai trò kiểm soát nhịp tim - trung bình khoảng một trăm ngàn nhịp một ngày. Nếu bạn bị tăng huyết áp, suy tim, hoặc rối loạn nhịp tim thì việc nhận được đủ kali hàng ngày đặc biệt quan trọng. Thêm vào đó, mặc dù kali và cholesterol không liên quan trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm cholesterol.

Kali có từ đâu?

Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Hầu hết nguồn cung cấp kali vào cơ thể con người là từ ăn uống, mà chủ yếu là các loại trái cây và rau quả; một phần nữa là từ sữa, ngũ cốc, thịt, cá.

rau-bina-chua-nhieu-kali

Ảnh: Rau chân vịt - nguồn cung cấp kali

Các thực phẩm cung cấp kali bao gồm: Khoai tây, cà chua, bơ, trái cây tươi (chuối, cam, và dâu tây), nước cam, hoa quả khô (nho khô, mơ, mận), rau chân vịt, đậu và đậu Hà Lan. Vì vậy, một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả là cách tốt nhất để có đủ kali - đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư hay béo phì.

Kali có vai trò như thế nào với trái tim?

Kali là một khoáng chất thân thiện với trái tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cung cấp đủ kali có lợi cho tim trong nhiều phương diện.

Kali và tăng huyết áp

Trong một nghiên cứu lớn ở những người có huyết áp cao, dùng kali bổ sung có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Tuy nhiên người bệnh tăng huyết áp không nhất thiết phải sử dụng thuốc bổ sung kali mới có được những lợi ích về sức khỏe tim mạch. Mà những người bệnh này chỉ cần lưu ý một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả (nguồn cung cấp kali) và thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo, điều này sẽ có thể giúp giảm huyết áp tâm thu hiệu quả ở những người bị tăng huyết áp.

kali giúp giảm huyết áp

Kali giúp giảm huyết áp

Kali và hàm lượng Cholesterol cao

Chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan trực tiếp giữa kali và cholesterol, nhưng có một điều thú vị là những chế độ ăn giảm cholesterol đã được chứng minh cũng có chứa nhiều kali.

Nếu bạn có chỉ số cholesterol máu cao thì bạn đang ở rất gần nguy cơ đối diện với bệnh tim mạch. Điều này cũng tương tự với những đối tượng có các yếu tố nguy cơ khác của xơ vữa động mạch như hút thuốc, tăng huyết áp, tuổi trên 55 đối với nam, 65 đối với phụ nữ, lười vận động, béo phì.

Các giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, chế độ ăn có chứa các thực phẩm giàu kali và ít natri có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Nhưng bằng cách nào để chắc chắn rằng bạn đang có đủ kali? Đến đây, chúng tôi vẫn nhấn mạnh lại sự cần thiết của một chế độ ăn uống lành mạnh - nhiều trái cây, rau quả và ít chất béo bão hòa Cholesterol.

Kali và loạn nhịp tim

Sự cân bằng kali giúp cơ tim giữ được những nhịp đập đều đặn. Đối với những người có nhịp tim bất thường, kali có thể còn giữ vai trò quan trọng hơn rất nhiều do có tác dụng làm tăng nhịp tim. Do đó với những người mắc bệnh nhim tim chậm, bổ sung kali có thể giúp nhịp đập nhanh hơn. Tuy nhiên với người bệnh nhịp nhanh thì lại cần hạn chế sử dụng.

Những người có tiền sử loạn nhịp tim nên thường xuyên gặp bác sĩ và nên có những xét nghiệm kiểm tra kali theo định kỳ.

Kali và suy tim

Đối với người bệnh suy tim, việc được cung cấp đủ kali đặc biệt quan trọng. Do người bị suy tim thường phải dùng một số thuốc lợi tiểu gây mất kali nên việc bổ sung kali hoặc một chế độ ăn giàu kali là rất cần thiết để cung cấp đủ kali cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu, bởi vì trong một số trường hợp việc bổ sung kali có thể không cần thiết.

Lượng kali bao nhiêu là hợp lý?

Rõ ràng là kali giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh không nên có một chế độ ăn quá giàu kali hay uống bổ sung kali, vì điều này là không cần thiết, thậm chí quá nhiều lại có thể gây những phản ứng có hại khác. Đối với những người có vấn đề về thận (suy thận cấp, bệnh thận mãn tính) hay một số bệnh khác cần thận trọng về lượng kali, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Các chuyên gia khuyến cáo: Cung cấp cho cơ thể khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày là vừa phải. Bạn có thể tìm thấy hàm lượng kali trong thực phẩm ở ngoài bao bì của sản phẩm, từ đó hãy tự cân đối chế độ ăn cho mình.

Trích nguồn: http://www.webmd.com

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Ích Tâm Khang tăng cường sức khỏe trái tim