Đau tim (nhồi máu cơ tim) xảy ra khi có sự tắc nghẽn đột ngột động mạch vành, làm thiếu máu tới một phần cơ tim. Nếu cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, nghĩa là trở lại sinh hoạt bình thường như trước. Ngược lại, nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy tim về sau.
Hầu hết những người từng trải qua một cơn nhồi máu cơ tim sẽ được ở lại bệnh viện điều trị theo dõi trong vòng một tuần. Khi trở về nhà, ngoài việc nghỉ ngơi, thư giãn thì họ không nên vội vàng trở lại các hoạt động thường ngày, nhất là những công việc đòi hỏi dùng nhiều sức trong vòng vài tuần cho đến 2 hoặc 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của họ.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng của cơ thể sau cơn đau tim, nhưng sức khỏe của người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn nếu họ biết cách nghỉ ngơi, thư giãn, kiểm soát tốt tâm trạng, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Bởi chúng vốn được coi là các yếu tố vô hình làm gia tăng áp lực lên trái tim khiến cơn đau khởi phát. Để làm được những điều này, người bệnh hãy làm theo những lưu ý sau đây:
Các bài tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng đối với những người đang trong giai đoạn hồi phục sau cơn nhồi máu cơ tim. Nhưng trước khi bắt đầu thực hiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn môn thể thao thích hợp. Ban đầu, họ có thể tập một số động tác yoga, dưỡng sinh nhẹ nhàng hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, lưu ý nên điều chỉnh từ từ, tăng mức độ bài tập từ dễ đến khó.
Để hồi phục nhanh chóng sau cơn đau tim và phòng ngừa nguy cơ suy tim, bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên giúp giãn mạch, hoạt huyết, tiêu cục máu đông và giảm cholesterol máu. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.
Người bệnh sau cơn đau tim nên tập từ dễ đến khó
Hiện nay, có nhiều bệnh viện và phòng khám cung cấp các chương trình phục hồi chức năng tim mạch bao gồm các chương trình tập thể dục, những bài tập giúp đối phó với sự căng thẳng, kèm theo nhiều thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt tình dục đúng cách, các phác đồ điều trị bổ sung và nhiều vấn đề khác.
Tham gia các chương trình phục hồi chức năng tim cũng mang lại cho người bệnh cơ hội giao lưu với người khác, để cùng chia sẻ các mối quan tâm, cảm xúc, khó khăn mà họ đang gặp phải. Chắc chắn rằng, mỗi người bệnh sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích, những kinh nghiệm để vượt qua khó khăn và có thêm niềm tin, sự lạc quan trong hành trình tìm lại sức khỏe.
Có thể nói những cơn đau tim xuất hiện, phần lớn là do thói quen sinh hoạt hàng ngày tác động. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân trong tương lai, người từng bị đau tim hay tất cả chúng ta nên ngừng hút thuốc lá và có chế độ ăn uống khoa học.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới đây của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, sử dụng dầu oliu và chất béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe của người mắc bệnh tim mạch. Hơn một nửa lượng chất béo trong chế độ ăn này đến từ chất béo không bão hòa đơn, chúng không làm tăng cholesterol trong máu, nhờ đó sẽ giúp hạn chế cơn đau tim tái phát và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và tử vong. Mỗi quốc gia, vùng miền sẽ có một cách áp dụng khác nhau, tuy nhiên mô hình của chế độ ăn có đặc điểm như sau:
Tránh thức quá khuya hay làm việc quá sức, nên biết cách kiểm soát công việc của mình để không làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, gây căng thẳng, stress cũng là cách để bảo vệ bạn khỏi cơn đau tim tái phát.
Xem thêm: chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim
Giữ tinh thần thoải mái để vượt qua cơn đau tim
Những người vừa thoát khỏi một cơn đau tim trước đó thường có nguy cơ tái phát trong tương lai. Vì vậy, các trường hợp bị tắc hẹp mạch vành trên 80% nên phẫu thuật hoặc thực hiện các can thiệp mạch vành qua da, sử dụng thuốc thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lên cơn đau tim.
Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người bệnh xuất hiện các cơn đau tim thường có nguy cơ gặp chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (OSA). Vì vậy, bác sỹ khuyên họ nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc cho OSA.
Một cơn đau tim có thể để lại cho người bệnh cảm giác lo lắng và sợ hãi, thậm chí là trầm cảm trong suốt một thời gian dài. Trầm cảm có thể kéo dài tới 6 tháng với những dấu hiệu như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, chán ăn, cảm thấy mệt mỏi và vô cảm với mọi thứ. Một số trường hợp cần phải sử dụng thuốc trầm cảm hoặc sự giúp đỡ của các bác sỹ tâm lý.
Người bệnh cũng nên chia sẻ mọi triệu chứng mình gặp phải với gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Đây là những người giúp họ thoát khỏi sang chấn về tâm lý, tình cảm và phòng tránh cơn đau tim tái phát một cách tích cực nhất.
Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của Ích Tâm Khang
Trích nguồn: http://www.texasheart.org