Bệnh suy tim nên ăn gì? Chế độ ăn cho từng giai đoạn

A- A+

Người bệnh suy tim nên tăng cường ăn thêm trái cây tươi, rau xanh, bổ sung những thực phẩm giúp cân bằng kali như khoai lang, cam, chuối... Ngoài ra nên tránh các loại thức ăn có chứa nhiều muối, các chất béo có hại, hạn chế vitamin K khi sử dụng thuốc chống đông. Một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng với người bệnh suy tim có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Bài viết “Bệnh suy tim nên ăn gì? Chế độ ăn cho từng giai đoạn” sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn các thực phẩm nên ăn, nên hạn chế, những lưu ý cũng như gợi ý một số thực đơn mẫu cho người suy tim.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho từng giai đoạn của suy tim

Suy tim có nhiều giai đoạn khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn này sẽ có những nguyên tắc nạp dinh dưỡng, thực phẩm khác nhau. Cụ thể như sau:

Chất dinh dưỡng

Suy tim giai đoạn 1 - giai đoạn 2

Suy tim giai đoạn 3

Suy tim giai đoạn 4

Năng lượng

30 kcal/kg cân nặng/ngày

30 kcal/kg cân nặng/ngày

25 - 30 kcal/kg cân nặng/ngày

Chất đạm

1 - 1.2 g/kg cân nặng/ngày

1 g/kg cân nặng/ngày

0.8 - 1 g/kg cân nặng/ngày

Chất béo

15 - 20% tổng năng lượng

15 - 20% tổng năng lượng

15 - 20% tổng năng lượng

Natri

< 2000 Na/ngày (~ 5g muối)

< 1600 Na/ngày (~ 4g muối)

< 1200 Na/ngày (~ 3g muối)

Kali

4000 - 5000g/ngày, tăng Magie

4000 - 5000g/ngày, tăng Magie

4000 - 5000g/ngày, lưu ý chọn rau quả giàu Kali

Vitamin

Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là nhóm B

Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là nhóm B

Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là nhóm B

Lưu ý khác

Hạn chế hoạt động gắng sức hoặc lao động nặng

Nghỉ ngơi sau khi ăn, hạn chế lượng nước uống, chỉ nên nạp đủ lượng theo công thức (*)

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày, Nghỉ ngơi sau khi ăn, hạn chế lượng nước uống, chỉ nên nạp đủ lượng theo công thức (*)

Công thức (*): Lượng nước được uống = Lượng nước tiểu 24h từ ngày hôm trước + lượng chất nôn, tiêu chảy + 300 ~ 500 ml (tùy theo mùa)

Người bệnh suy tim nên ăn gì?

Không phải người bệnh suy tim nào cũng biết rõ cần ăn gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không gây mệt cho tim và không làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh suy tim nên ăn thêm các loại thực phẩm sau:

Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ

Rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch, làm giảm hấp thu cholesterol nên hạn chế hình thành mảng xơ vữa. Những loại rau xanh và trái cây người bệnh suy tim nên ăn là:

  • Rau bina, rau cải xoăn, súp lơ (nếu không dùng thuốc chống đông kháng vitamin K), các loại rau có độ nhớt cao như rau đay, mồng tơi…
  • Quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi…) giàu chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa.
  • Dưa hấu, chuối, cam, quả mơ là nguồn cung cấp kali dồi dào, rất tốt cho người bệnh suy tim đang ăn giảm muối. Tuy nhiên, do những hoa quả này thường chứa nhiều đường nên người bệnh cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
  • Một số loại trái cây khác: dưa lưới, táo, kiwi, đu đủ, đào…

Bạn cũng có thể biến tấu nhiều loại hoa quả thành sinh tố  hoặc trộn salad cùng với rau vừa ngon miệng, vừa đảm bảo dinh dưỡng. Tuy nhiên, nên tránh những hoa quả khô hoặc đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều đường và muối không tốt cho tim mạch.

Người bệnh suy tim nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

Người bệnh suy tim nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

Ưu tiên thực phẩm giàu kali

Việc bổ sung thêm Kali thông qua chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh tim mạch bởi 2 lý do sau:

  • Tim hoạt động được là nhờ sự thay đổi điện thế khi natri và kali ra vào trong màng tế bào. 
  • Người bệnh suy tim khi bị phù hoặc ứ dịch sẽ cần sử dụng một số thuốc lợi tiểu thải kali khiến lượng kali giảm đáng kể. 

Vì thế bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, rau cải bó xôi, cá hồi, khoai lang, cần tây, các loại hoa quả như chuối, cam, bơ, dưa hấu... Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của hạ Kali máu như mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Dùng sữa dành cho người suy tim

Sữa cũng là thực phẩm mà người suy tim cần dùng, đặc biệt là vào ngày ốm mệt hoặc suy tim giai đoạn cuối, khi người bệnh bị suy kiệt, ăn uống không ngon miệng.. 

Sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn chứa nhiều khoáng chất như vitamin D, canxi, magie, phospho. Tuy nhiên, nhiều loại chất béo trong sữa là những chất béo bão hòa không tốt cho người bệnh tim mạch nếu uống quá nhiều.

Vì thế, người bệnh suy tim nên chọn những loại sữa ít béo, sữa hạt như sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa chua ít béo, sữa chua hoa quả… hoặc chọn sữa dành cho người tiểu đường. Bạn có thể uống sữa vào bữa ăn sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Ngoài các thực phẩm ăn hàng ngày, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tốt cho tim mạch như Ích Tâm Khang

Hiệu quả giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù), tăng phân suất tống máu, tăng cường chức năng tim, giảm tần suất nhập viện của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại viện 108 và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Đây là điều mà hiếm sản phẩm hỗ trợ tim mạch nào đạt được.

Rất nhiều người bệnh suy tim trên khắp cả nước cũng đã, đang sử dụng sản phẩm này và có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Ví dụ như trường hợp của ông Nịnh (Thái Bình) trong video dưới đây.

Người bệnh suy tim chia sẻ về hiệu quả của Ích Tâm Khang 

Để tìm hiểu thêm các thông tin về Ích Tâm Khang (thành phần, cách dùng, giá bán, nơi mua), bạn có thể gọi tới tổng đài 0983.103.844.

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị suy tim của người trong cuộc

Những lưu ý về chế độ ăn cho người suy tim

Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim nhằm làm giảm tình trạng khó tiêu, đầy trướng và không ảnh hưởng tới tác dụng của các thuốc điều trị.

Giảm muối trong khẩu phần ăn

Ăn quá nhiều muối có thể gây tích nước, làm tăng nặng tình trạng phù nề, tăng gánh nặng cho tim hoạt động và gây tăng huyết áp. Một chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn tránh phù nề, cải thiện tình trạng khó thở và kiểm soát được huyết áp. 

Lượng Natri được sử dụng sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh đã được phân tích ở mục 1. Nếu bạn bị suy tim nặng (suy tim giai đoạn cuối), cần phải ăn nhạt hoàn toàn. Tuy nhiên việc tính toán này thường rất khó thực hiện, vì vậy bạn nên giảm ăn mặn nhất có thể theo các lưu ý dưới đây:

  • Không sử dụng thêm nước chấm mặn trong các bữa ăn.
  • Hạn chế tối đa việc cho thêm muối vào đồ ăn, thay vào đó có thể sử dụng các loại gia vị tươi hoặc khô hay các loại thảo mộc như quế, gừng, vỏ chanh… để làm tăng hương vị cho món ăn.
  • Nên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, thay vì các món kho, xào, tẩm ướp có chứa nhiều muối.
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn gồm các loại: Thịt hộp, cá hộp, rau củ muối chua, xúc xích, thịt hun khói, bim bim…

Xem thêm: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Giảm thiểu chất béo

Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…

Ngoài ra, người bệnh suy tim cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể sinh hơi như đậu, thức ăn lên men, trứng,...

Người bệnh suy tim nên ăn ít chất béo

Người bệnh suy tim nên ăn ít chất béo

Chia nhỏ lượng protein trong mỗi bữa ăn

Việc cung cấp chất đạm cho cơ thể thông qua chế độ ăn rất quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể và giúp cơ thể tự chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên với người bị suy tim, ăn quá nhiều chất đạm trong mỗi bữa ăn hoặc lựa chọn chất đạm không phù hợp sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh bị mệt hơn.

Vì vậy khi bị suy tim, người bệnh cần lựa chọn các loại chất đạm dễ hấp thu như cá, thịt trắng như thịt gà, thịt vịt (cần bỏ da). Không nên ăn quá nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt muối… Các cách để bổ sung chất đạm phù hợp cho người suy tim là:

  • Chia nhỏ các bữa ăn. Có thể là 5 - 6 bữa nhỏ/ngày, thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày.
  • Nên ăn chế độ ăn mềm, lỏng như  cháo, súp để giảm thiểu mất năng lượng khi nhai.
  • Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để việc hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn
  • Các bữa ăn phụ có thể uống sữa và nước trái cây.
  • Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm sữa không béo hoặc nước sốt thịt và khoai tây nghiền (để tăng khẩu phần protein).

Chế độ ăn có vai trò quan trọng nhưng nếu chỉ thay đổi chế độ ăn thì chưa đủ  để giảm các triệu chứng suy tim và ngăn suy tim tiến triển nặng hiệu quả. Để được hướng dẫn các giải pháp kiểm soát suy tim khác, hãy gọi tới số 0983.103.844

hotline

Hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể

Người bệnh suy tim cần hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể để tránh tăng gánh nặng cho tim, giảm tình trạng phù và khó thở do ứ dịch. Lượng nước được khuyến cáo từ 1,5 lít mỗi ngày, bao gồm cả nước canh và các thức uống khác. 

Trong trường hợp suy tim ở giai đoạn nặng có biểu hiện phù hoặc lên cân nhanh trong ngày, người bệnh chỉ uống nước khi khát. Để cắt giảm lượng nước, bạn có thể uống nước trong cốc hoặc ly nhỏ, chia làm nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, người bệnh cần theo dõi màu sắc nước tiểu, nếu thấy nước tiểu sẫm màu cần bổ sung thêm nước đến khi nước tiểu trong trở lại.

Một số cách ứng phó khi người suy tim khát và khô miệng

  • Ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su (sử dụng kẹo cao su không đường nếu người bệnh bị tiểu đường).
  • Ngậm một miếng chanh hoặc 1 cục nước đá nhỏ.
  • Ăn nhẹ một miếng trái cây đông lạnh sẽ giúp dịu cơn khát.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng không cồn.

Người bệnh suy tim cần uống ít nước

Người bệnh suy tim cần uống ít nước

Hạn chế vitamin K khi dùng thuốc chống đông

Nếu người bệnh suy tim đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì lại cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm giàu vitamin K, bởi có thể làm giảm tác dụng của thuốc, làm tăng nguy cơ đông máu.

Các thực phẩm cần lưu ý bao gồm: đồ uống như trà xanh, trà việt quất, rượu, bia; các loại quả hạch hoặc hạt bí ngô, đậu nành, quả óc chó; các loại rau có lá màu xanh thẫm (rau cải bó xôi, súp lơ xanh)...

Không nên ăn thực phẩm khó tiêu

Khi tim hoạt động kém hiệu quả, máu đưa về hệ tiêu hóa ít hơn có thể gây ra tình trạng khó tiêu, trướng bụng. Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép tới tim, khiến tim mệt thêm.

Do đó, người bệnh suy tim nên hạn chế các thực phẩm dễ gây trướng bụng như rau cải, đậu đỗ, đồ ăn lên men, thịt để lâu ngày, bánh ngọt có trứng, thịt muối… nên sử dụng nguồn chất đạm dễ tiêu như các loại cá thay cho thịt.

Thực đơn mẫu cho người suy tim ở từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn tiến triển của suy tim, người bệnh cần có một chế độ ăn linh hoạt phù hợp với triệu chứng, các loại thuốc và tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số thực đơn mẫu cho các giai đoạn suy tim độ 1, suy tim độ 2, suy tim độ 3 và suy tim độ 4 mà bạn có thể tham khảo.

Suy tim độ 1 và độ 2

Năng lượng 1500 Kcal, Đạm 50 g, Lipid: 27 g, Glucid: 270 g, Muối: 2g

Thành phần dinh dưỡng trong thực đơn: Năng lượng 1500 Kcal, Đạm 50 g, Lipid: 27 g, Glucid: 270 g, Muối: 2g

Suy tim độ 3

Gợi ý thực đơn

Suy tim độ 4

Thực đơn trong 2-3 ngày đầu:

Thực đơn trong 2-3 ngày đầu

Thực đơn các ngày sau:

Thực đơn các ngày sau

Lưu ý: Trước và sau khi ăn phải cho bệnh nhân nghỉ từ 30 – 40 phút. Không uống nước hoặc sữa trong bữa ăn mà uống ngoài bữa ăn.

Biết được người bệnh suy tim nên ăn gì, người bệnh suy tim nên kiêng gì sẽ góp phần đáng kể giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh chế độ ăn, đừng quên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tập luyện phù hợp, giữ tâm lý thoải mái, kết hợp thảo dược để đạt hiệu quả điều trị tối đa.

hotline

Tham khảo: upmc.com, ottawaheart

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]