Việc hiểu biết các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng và lưu ý khi dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát nhịp tim tối đa cho người bệnh. Đây là điều được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt khi tình trạng rối loạn nhịp tim ngày càng phổ biến và nếu không phát hiện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dựa trên cơ chế tác động và tác dụng chính, các thuốc điều trị bệnh rối loạn nhịp tim hiện nay được phân thành 4 nhóm chính bao gồm: Thuốc chống loạn nhịp, chẹn kênh calci, chẹn beta và chống đông máu.
Procainamide là thuốc chống loạn nhịp tim theo cơ chế ức chế kênh Na
Thuốc chống loạn nhịp có tác dụng ức chế kênh Natri để làm chậm tần số tim và ổn định nhịp tim. Dựa vào khả năng ức chế kênh Natri, các thuốc trong nhóm này cũng được chia thành 3 phân nhóm nhỏ hơn.
Amlodipin là thuốc thuốc giảm nhịp tim đập nhanh nhóm chẹn kênh canxi
Thuốc chẹn kênh canxi, còn được gọi là thuốc đối kháng canxi. Cơ chế tác động của thuốc là làm gián đoạn sự di chuyển của canxi vào mô tim và mạch máu, từ đó làm chậm nhịp tim của bạn. Đây là nhóm thuốc quen thuộc không chỉ với người rối loạn nhịp tim mà cả với những người bị tăng huyết áp cũng thường xuyên sử dụng.
Hầu hết thuốc chẹn kênh canxi được bào chế dưới dạng viên nén, dễ sử dụng. Điển hình như một số thuốc ổn định nhịp tim thuộc nhóm này là amlodipin, nifedipine nicardipine...
Khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi, bạn cần chú ý một số tác dụng phụ như: chóng mặt, táo bón, đau đầu. Đôi khi có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: phát ban, sưng bàn chân… Nếu các dấu hiệu này xảy ra trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Concor là biệt dược điều trị rối loạn nhịp tim quen thuộc với người bệnh
Thuốc chẹn beta làm giảm nhịp tim và cung lượng tim, làm giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenalin - một chất có hoạt tính co mạch và làm tăng nhịp tim trong cơ thể. Tương tự như nhóm thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn kênh beta cũng có tác dụng điều hòa huyết áp, cần sử dụng hàng ngày.
Các thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim được sử dụng phổ biến hiện nay là Metoprolol (Betaloc - ZOK, Toprol), Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal), Bisoprolol (Concor)…
Tác dụng phụ thường gặp phải ở nhóm thuốc này như: mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy… đôi khi nó có thể làm chậm nhịp tim quá mức.
Thuốc chống đông máu giúp làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở người bệnh. Thuốc không có tác dụng giúp bạn ổn định nhịp tim mà chúng chỉ giúp giảm nguy cơ đông máu, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Cũng vì thế bạn cần phải kết hợp sử dụng thêm các thuốc ổn định nhịp tim.
Warfarin là một trong những loại thuốc chống đông được các bác sĩ kê đơn nhiều nhất. Trong khi aspirin là một loại thuốc điều trị đông máu bạn dễ dàng bắt gặp ở các nhà thuốc, quầy thuốc Tây y.
Các thuốc chống đông máu đều tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết quá mức. Do đó khi sử dụng người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng như bầm tím, chảy máu chân răng, máu khó đông… để được xử lý kịp thời.
Thuốc chống đông dược phẩm điều trị rối loạn nhịp tim giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, một số cách chữa rối loạn nhịp tim tại nhà cũng cho hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0983.103.844 để biết chi tiết các bí quyết này!
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, bạn cần tuân thủ quy tắc chung khi dùng thuốc và lưu ý riêng của mỗi nhóm thuốc. Có như vậy, việc kiểm soát nhịp tim và phòng tránh biến chứng nguy hiểm mới mang lại hiệu quả tối đa.
Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đủ liều, đúng giờ là nguyên tắc quan trọng nhất
Người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nhóm này vì đôi khi thuốc làm tăng nhịp tim, đặc biệt tình trạng rối loạn nhịp nhanh trên thất. Các thuốc nhóm I cũng có thể làm giảm sức bóp cơ tim.
Các tác dụng phụ của thuốc nhóm ức chế kênh Natri có khả năng xảy ra nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân có bệnh tim mãn tính, do đó không khuyến cáo sử thuốc nhóm I ở các đối tượng bệnh nhân này. Vì vậy, thuốc nhóm này thường chỉ được sử dụng ở bệnh nhân không có bệnh tim mãn tính.
Cơ chế thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác nhau. Vì vậy với mỗi nhóm thuốc, bạn sẽ phải tuân thủ thêm 1 số lưu ý khác để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đối với thuốc chẹn kênh canxi, có 4 lưu ý sau:
Bưởi có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị loạn nhịp tim
Không được ngừng sử dụng nhóm thuốc chẹn beta một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì thuốc sẽ gây ra tác dụng ngược làm gia tăng huyết áp hay thuốc tăng nhịp tim, đau thắt ngực.
Trên đây là các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim giúp bạn hiểu rõ khi bị nhịp tim nhanh uống thuốc gì và những lưu ý để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất!
Trên đây là các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và những lưu ý để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, đừng ngần ngại, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất!
Link tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/22867-what-are-antiarrhythmics
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/22316-calcium-channel-blockers
https://www.healthline.com/health/heart-disease/calcium-channel-blockers
https://www.medicalnewstoday.com/articles/173068
https://www.nhs.uk/conditions/anticoagulants/
https://www.webmd.com/dvt/anticoagulant-types