Đối với người bệnh bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do tắc hẹp mạch vành, thủ thuật can thiệp đặt stent có thể cứu lấy mạng sống của họ, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh tim như khó thở, mệt mỏi, ho,... Tuy nhiên, giống như bất kỳ thủ thuật y khoa nào, phương pháp này cũng có những rủi ro sau đặt stent, vì vậy cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để đưa ra quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Đặt stent mạch vành - phương pháp có thể cứu lấy mạng sống người bệnh
Đặt stent mạch vành được coi như là một bước tiến vượt bậc trong nền y học ngày này, đặc biệt trong điều trị bệnh tim mạch. Bởi đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích lớn cho người bệnh, cụ thể:
Mặc dù phương pháp này đã mang lại nhiều lợi ích tới cho người bệnh, nhưng bên cạnh đó vẫn luôn hiện hữu những rủi ro có thể gặp phải:
Theo báo cáo của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia của Hoa Kỳ (National Blood Lung and Blood Institute) sau khi đặt stent có khoảng 1 - 2% bệnh nhân xuất hiện cục máu đông (huyết khối). Các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Nguy cơ phát triển cục máu đông cao nhất trong vài tháng đầu sau khi đặt stent. Để làm giảm cục máu đông, sau khi đặt stent, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tụ tiểu cầu trong 1 năm.
Sau đặt stent sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hơn
Cũng như bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, khi đặt stent mạch vành người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị sốt và đau ngực trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật thì cần đến bệnh viện ngay vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng sau khi đặt stent. Theo tiến sỹ Beat A.Kauffmann – Khoa Tim mạch, Đại học Based, Thụy Sỹ: “Khoảng 40% người bệnh bị nhiễm trùng sau đặt stent có nguy cơ tử vong”.
Các mạch máu ở tim có thể bị tổn thương trong khi đặt stent mạch vành. Một số ít bệnh nhân có thể bị đột tử trong quá trình nong mạch và đặt stent. Theo báo cáo của Tiến sỹ Julian Aroesty - Trường Y Harvard: “Khoảng 10% bệnh nhân bắt gặp những cơn đau ngực trong vòng 48 giờ sau khi nong mạch và đặt stent”.
Dùng thuốc chống đông máu kéo dài sau khi đặt stent mạch vành khiến một số bộ phận trên cơ thể xảy ra hiện tượng chảy máu (xuất huyết). Thông thường chỉ đơn giản là một vết bầm tím dưới da. Nặng hơn, có thể là xuất huyết tiêu hóa hoặc nôn, ho ra máu.
Trong suốt quá trình phẫu thuật, do phải sử dụng một số loại thuốc nhất định nên làm cho tim bị kích thích quá mức, sẽ làm cho nhịp tim của bệnh nhân tăng nhanh hơn. Nếu sức khỏe không đảm bảo, bệnh nhân rất dễ bị sốc.
Các mạch máu thường có độ đàn hồi, dẻo dai nhất định để giúp máu lưu thông được tốt hơn. Khi có nhiều đoạn mạch vành được tạo hình bởi các stent, sẽ làm thành mạch bị cứng lại, mất khả năng đàn hồi. Do vậy, trong trường hợp người bệnh đã phải đặt nhiều stent, cần hạn chế tối đa chỉ định đặt thêm stent, chỉ nên đặt khi thực sự cần thiết.
Đặt stent không phải là phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Bởi vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tắc hẹp mạch vành tại các vị trí khác hoặc ngay chính đoạn đã đặt stent. Nguy cơ tái tắc, hẹp động mạch vành sau 1 năm sau khi đặt stent là 10 - 20%.
Xem thêm:
Cách chăm sóc sau đặt stent để giảm rủi ro
Gs. Phạm Gia Khải tư vấn về cách sử dụng thuốc điều trị sau đặt stent
Những chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh mạch vành hiệu quả
Do tồn tại cả những lợi ích và rủi ro sau đặt stent mạch vành, nên bác sĩ sẽ là những người cân nhắc giữa 2 vấn đề này để đưa ra chỉ định cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần phải có bác sĩ có tay nghề cao. Do vậy, tốt nhất người bệnh nên khám và điều trị ở những bệnh viện chuyên khoa tim mạch để có phác đồ điều trị phù hợp và được tiến hành ca can thiệp đặt stent thành công, và ít gặp biến chứng.
Link tham khảo:
http://www.secondscount.org/treatments/treatments-detail-2/benefits-risks-of-angioplasty-stenting#.WtWmE9MUodV
https://www.livestrong.com/article/396274-when-can-you-exercise-after-stent-placement/
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/coronary-angioplasty/about/pac-20384761