Bệnh suy tim có chữa được không là băn khoăn của hầu hết người bệnh khi được chẩn đoán mắc bệnh. Mặc dù khó chữa khỏi, nhưng suy tim sẽ được kiểm soát trong nhiều năm nếu tuân thủ điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc đặt thiết bị trợ tim
Trong phần lớn các trường hợp, suy tim không chữa khỏi được nhưng cùng với các phương pháp điều trị, thay đổi lối sống lành mạnh và kiểm soát căng thẳng sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể ngay cả khi cơ tim bị suy yếu.
Bệnh suy tim có chữa được không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp
Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết: Suy tim là tập hợp toàn bộ triệu chứng của các bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh không được kiểm soát. Trong nhiều trường hợp phát hiện sớm nguyên nhân suy tim và chữa đúng phương pháp, người bệnh có thể trở về với cuộc sống thường ngày. Vì thế, nói suy tim không chữa khỏi là chưa chính xác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tìm cơ hội để làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi và giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Chẳng hạn như:
Nếu điều trị phù hợp, người bệnh suy tim có thể sống khỏe khỏe mạnh như những người bình thường khác. Điều đó cho thấy, mặc dù suy tim là một tình trạng nghiêm trọng, tiến triển nặng dần theo thời gian, nhưng trong nhiều trường hợp suy tim có thể điều trị được. Điều quan trọng là bệnh cần được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác, điều trị đúng phương pháp để giải quyết triệt để nguyên nhân gây suy tim.
Với các trường hợp suy tim do các bệnh mạn tính (bệnh mạch vành; bệnh tăng huyết áp; đái tháo đường hoặc viêm cơ tim/màng tim, rối loạn nhịp tim), đến giai đoạn cấu trúc tim đã bị biến đổi (cơ tim dày lên hay giãn ra) khó chữa khỏi. Điều trị suy tim ở thời kỳ này sẽ phức tạp hơn vì cùng lúc cần phải kiểm soát được các nguyên nhân, triệu chứng bệnh và cả các yếu tố nguy cơ để giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.
Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau ngực…) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Bệnh suy tim chưa hẳn là hết cách chữa vì vậy bạn hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ để được điều trị phù hợp
Có nhiều phương pháp điều trị suy tim, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, cũng như các nguyên nhân gây suy tim mà mỗi người sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Phần lớn người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị sau một thời gian ngắn sử dụng. Tùy theo mức độ bệnh nặng, nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại phối hợp. Các loại thuốc điều trị suy tim thường được dùng bao gồm:
Chăm sóc bệnh nhân suy tim đúng cách sẽ làm giảm nhẹ khó thở, mệt mỏi
Khi suy tim trở nặng, thuốc điều trị không còn đáp ứng, phẫu thuật là cần thiết để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. Chẳng hạn như, khi tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim, đặt máy tạo nhịp để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim.
Một số người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ gây ngưng tim đột ngột, cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp. Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, có thể cần đến một thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.
Các chuyên gia tim mạch cho biết khi suy tim, tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể lựa chọn bài tập thể dục cho người suy tim phù hợp.
Bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để tránh cơn co thắt mạch vành tim và làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch. Làm được điều này, cùng với giảm bớt cân nặng, bạn đã làm giảm nhẹ được một phần gánh nặng cho tim, giúp làm tăng hiệu quả điều trị suy tim.
Gánh nặng bệnh tật, chi phí điều trị, luôn băn khoăn bệnh suy tim có chữa được không và đặc biệt là tình trạng khó thở, mệt mỏi thường xuyên làm mất dần khả năng lao động và hạn chế vận động đã khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái căng thẳng, lo lắng. Những điều này đã làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim vốn đã suy yếu, bởi lo lắng, stress kích thích co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tốc độ suy tim.
Sự hỗ trợ tinh thần của gia đình bạn bè cũng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi. Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè của bạn những khó khăn mình đang gặp phải và đừng ngần ngại nói cho họ biết họ cần làm gì và làm như thế nào để giúp bạn được tốt hơn
Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim và giảm các triệu chứng của suy tim: khó thở, mệt mỏi, ho, phù
Sử dụng kết hợp TPCN Ích Tâm Khang với thuốc điều trị giúp giảm triệu chứng suy tim (khó thở, ho, phù, mệt mỏi, hồi hộp, đau thắt ngực, đánh trống ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu - Đây là kết quả nghiên cứu lâm sàng đã được đăng trên tạp chí quốc tế (Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu tháng 10/2014).
Mặc dù không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc điều trị nhưng lợi ích của Ích Tâm Khang được phát huy trong tất cả các giai đoạn suy tim. Thực tế đã có rất nhiều người bệnh suy tim từ giai đoạn tiềm tàng hay suy tim nhẹ sử dụng Ích Tâm Khang cho hiệu quả ngăn ngừa suy tim tiến triển rất tốt. Hay có những người bệnh suy tim độ 3 đã giảm nhẹ độ về suy tim độ 2 nhờ kết hợp sử dụng thêm Ích Tâm Khang trong liệu pháp điều trị của mình. Không những vậy, ngay ở những người suy tim giai đoạn cuối vẫn có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống nhờ có Ích Tâm Khang giúp làm thuyên giảm các triệu chứng gặp phải.
Bà Xuân chia sẻ bí quyết khỏe mạnh dù bị suy tim gần 10 năm
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị của nhiều người bệnh suy tim khác.
Sống chung suy tim không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn mắc phải căn bệnh này cũng đừng quá lo lắng đến việc bệnh suy tim có chữa được không, suy tim có nguy hiểm không. Bởi với những phương pháp điều trị tiến bộ, mọi triệu chứng của bệnh đều sẽ được cải thiện và bạn có thể sống khỏe như chưa mắc bệnh.
Đừng bỏ qua lời khuyên của chuyên gia để đẩy lùi triệu chứng suy tim:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm nhẹ bệnh suy tim
Hướng dẫn tập thể dục cho người bệnh suy tim
Tài liệu tham khảo: heart.org blog.providence.org healthline webmd nhlbi.nih.gov
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng