Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim giúp người bệnh thoát khỏi nguy kịch

A- A+

Cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, việc biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch trước mắt.

Nhồi máu cơ tim là biến cố xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ và hình thành cục huyết khối gây bít tắc mạch vành hoàn toàn. Hầu hết những người bị bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, rung nhĩ, biến chứng sau phẫu thuật thay van tim,… đều có nguy cơ mắc phải biến cố này. 

Tại sao cần biết cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim?

Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, máu không thể đến nuôi dưỡng cơ tim. Nếu máu không lưu thông trở lại trong vòng 2 tiếng, vùng cơ tim này sẽ bị hoại tử và có thể gây tử vong đột ngột. 

Không chỉ vậy, vùng cơ tim bị tổn thương còn dễ dẫn đến những biến chứng sau nhồi máu cơ tim nặng nề như suy tim, rối loạn nhịp tim Các biến chứng này làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh sau nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim làm hoạt tử cơ tim bởi cục máu đông gây bít tắc

Nhồi máu cơ tim làm hoạt tử cơ tim bởi cục máu đông gây bít tắc

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim bạn cần biết

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì thế mỗi phút cấp cứu kịp thời là mỗi phút làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Nếu bạn là người bệnh, ngay khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực, đau lan lên ra cánh tay, toát mồ hôi lạnh, buồn đi cầu…) bạn cần:

  • Ngưng mọi hoạt động ngay lập tức: Từ từ ngồi hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm tại nơi gần nhất có chỗ tựa lưng hoặc tựa đầu để thư giãn. Việc gắng sức lúc này sẽ làm cho cơ tim bị tổn thương nặng hơn.
  • Giữ bình tĩnh: Khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, bạn thường cảm thấy sợ hãi tột độ và tưởng như cái chết đang đến gần. Điều này càng làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Sự bình tĩnh sẽ giúp cho bạn xử lý tình huống hiệu quả hơn.
  • Gọi cấp cứu 115: Bạn có thể tự gọi cấp cứu, nhờ người gọi hoặc nhờ họ đưa đến bệnh viện gần nhất.
  • Thả lỏng cơ thể: Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mặt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi. Bạn tuyệt đối không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.
  • Dùng thuốc cắt cơn đau thắt ngực: Nếu được bác sĩ kê đơn Nitro-glycerin hay As-pirin và mang thuốc theo bên người, bạn nên dùng ngay. Cách dùng Nitro-glycerin là ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Với As-pirin, hãy nhai luôn 1 viên trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Nhưng nếu trước đó, bác sĩ không kê đơn cho bạn 2 thuốc này, bạn không nên tự ý uống. Bởi một số trường hợp bị nhồi máu cơ tim sau dưới, dùng các thuốc giãn mạch này có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, có nhiều thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch không nên dùng khi nhồi máu cơ tim. Điển hình như thuốc giảm đau.
  • Không uống nước gừng, xoa dầu dù bị vã mồ hôi lạnh hay ớn lạnh.

Dưới đây, hãy cùng lắng nghe ThS.BS Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội tim mạch của Bệnh viện Xanhpon giải đáp về các lưu ý cần tránh trong quá trình xử trí nhồi máu cơ tim.

Các lưu ý cần nhớ khi sơ cứu nhồi máu cơ tim.

Nếu bạn là người xung quanh và bắt gặp một người nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim, bạn cần:

  • Nới lỏng quần áo và dìu họ đến nơi gần nhất có chỗ ngồi thích hợp. Nếu bệnh nhân đã ngất xỉu, bạn nên đặt họ nằm xuống một mặt phẳng, kê cao đầu và móc hết đờm dãi hay vật lạ trong miệng ra ngoài. Kế tiếp, nếu đã biết cách sơ cứu trước đó, bạn nên tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho người bệnh.
  • Gọi xe cấp cứu hoặc nhờ người xung quanh gọi xe cấp cứu.
  • Trấn an và hướng dẫn người bệnh thực hiện các bước sơ cứu ở trên.

Lưu ý, bạn không được tự ý cho người bệnh nhồi máu cơ tim uống thuốc, ví dụ như thuốc giảm đau… Bởi việc cho người bệnh uống thuốc khi chưa nắm rõ tiền sử bệnh trước đó có thể khiến cơn nhồi máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xoa bóp hay uống nước gừng kể cả họ có vã mồ hôi lạnh.

Đừng ngần ngại gọi cho các chuyên gia theo số 0983.103.844 để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tim mạch và cách kiểm soát hiệu quả các căn bệnh này.

Làm gì để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát?

Cơn nhồi máu cơ tim không chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời, mà có thể lặp lại nếu như người bệnh không có giải pháp phòng ngừa điều trị phù hợp. Vì vậy, để phòng ngừa nhồi máu cơ tim nguy hiểm, mỗi người nhất là những người có nguy cơ cao hoặc đã có tiền sử nhồi máu cơ tim cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học.

Chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường bổ sung rau củ quả có nhiều chất xơ và các vitamin cần thiết (vitamin C, B, kali, magie…). Người bệnh cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều muối, đường hay các chất kích thích có hại như thuốc lá, bia, rượu, cà phê. Đồng thời, tập thể dục mỗi ngày với những động tác nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe trái tim, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim tái phát.

Với những người đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc đang mắc bệnh tim mạch, cần phải sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để phòng tránh nhồi máu cơ tim xuất hiện.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim cũng là một giải pháp hữu hiệu được nhiều người bệnh tim mạch lựa chọn để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim. 

Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam đã có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada chứng minh, Ích Tâm Khang có thể giúp tăng cường lưu lượng máu tới cơ tim, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch vànhcục máu đông - nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim.

Với sự đồng hành của TPCN Ích Tâm Khang, người bệnh tim mạch đã giảm được rủi ro nhồi máu cơ tim cho mình, từ đó an tâm tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

Ông Thắng (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm phòng tránh nhồi máu cơ tim với Ích Tâm Khang.

Xem thêm: Cách chăm sóc giúp người bị nhồi máu cơ tim nhanh hồi phục

Những người mắc bệnh tim mạch (mạch vành, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp…) có nguy cơ cao gặp phải cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Thế nhưng rất nhiều người bệnh vẫn có thể phòng ngừa và sống khỏe mạnh nhờ có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi vậy nếu các bạn vẫn đang gặp phải những cơn đau thắt ngực, khó thở dày vò, hãy tìm ra hướng điều trị thích hợp cho tình trạng bệnh của mình.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.