Bản thân nhồi máu cơ tim cấp đã là biến chứng của động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, nhưng chưa dừng ở đó, sự nguy hiểm của nhồi máu cơ tim còn tiếp tục kéo dài và làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh, nếu họ không được điều trị tốt.
Tắc nghẽn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim
Sống sót sau nhồi máu cơ tim đã là may mắn, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu cho những khó khăn và thách thức ở chặng đường dài phía trước. Người bệnh vẫn phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ tử vong đột ngột trong 3 tuần đầu tiên do rối loạn nhịp, vỡ tim, tắc mạch phổi, mạch não, phù phổi hay choáng tim.
Sau thời gian đó, sự nguy hiểm được giảm bớt, nhưng những biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề thách thức với người bệnh trong điều trị.
- Tử vong đột ngột: Khoảng 10% người bệnh gặp biến chứng nhồi máu cơ tim này trong tuần đầu sau biến cố. Nguyên nhân có thể là do rung thất, cơn nhịp nhanh thất, vỡ tim, tắc mạch phổi lớn hoặc trụy mạch nặng.
- Rối loạn nhịp tim: Có đến 90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim (ngoại tâm thu thất, rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, cơn nhịp nhanh kịch phát). Nếu biến chứng này xảy ra sau 48 giờ kể từ khi có cơn nhồi máu cơ tim thì đó là tiên lượng xấu. Do vậy, những biện pháp pháp ngăn chặn sự kích hoạt rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim rất quan trọng.
- Suy tim cấp: Biến chứng này thường xảy ra trong 2 tuần đầu sau cơn nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh có thể bị tụt huyết áp, mạch nhanh, yếu, vã mồ hôi hoặc xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh, phù phổi cấp (nếu là suy tim trái).
- Tai biến do tắc mạch: Cục máu đông hình thành trong cơn nhồi máu cơ tim có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên...
- Vỡ tim: Đây là biến chứng sau nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm với 3 hình thái: vỡ thành tim tự do, thủng vách liên thất và đứt cơ nhú gây hở van 2 lá nặng. Vỡ tim gặp ở 5 - 10% trường hợp bị nhồi máu cơ tim, xảy ra chủ yếu ở tuần thứ hai sau cơn nhồi máu.
- Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim tái phát: Xuất hiện ở 20 - 30% bệnh nhân có đau ngực trái trở lại sau nhồi máu cơ tim, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc kèm tiểu đường. Do đó, khi người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.
- Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% trường hợp nhồi máu cơ tim. Triệu chứng cảnh báo phình vách tim là đau ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù...
- Rối loạn nhịp thất: thường phối hợp với phình vách thất và người bệnh phải đặt máy tạo nhịp nếu chỉ số phân suất tống máu EF < 35%.
- Hội chứng vai - bàn tay: Biến chứng này xuất hiện từ 6 - 8 tuần sau nhồi máu cơ tim. Vận động sớm hơn sau biến cố sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải hội chứng vai - bàn tay.
- Đau thần kinh nhạy cảm: Những người hay lo lắng, suy nhược sẽ dễ bị biến chứng này. Đau thần kinh nhạy cảm sẽ gây ra các cơn đau ngực lan tỏa, có cường độ trung bình, cảm giác đau ê ẩm và nặng nề ở vùng trước tim. Để điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp tâm lý và sử dụng các thuốc an thần.
- Suy tim: Sau nhồi máu cơ tim, chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.
- Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim): Tỷ lệ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim cấp này khá thấp, chỉ 3 - 4% trường hợp. Viêm màng ngoài tim thường xuất hiện từ khoảng 1 - 8 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi thở sâu, khi vận động, khi ho, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.
Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp phòng ngừa biến chứng suy tim và tăng khả năng hồi phục sau nhồi máu cơ tim. Hãy liên hệ 0983.103.844 để được tư vấn.
Để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, cách tốt nhất là cấp cứu nhanh nhất có thể và chăm sóc đúng cách sau biến cố.
Khả năng hồi phục và mức độ biến chứng phụ thuộc rất lớn vào thời gian cấp cứu. Cấp cứu càng sớm, nguy cơ người bệnh gặp biến chứng sau đó càng giảm.
Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực, cảm giác bóp nghẹt vùng sau xương ức hoặc vùng trước tim, toát mồ hôi lạnh…), bạn cần gọi ngay cấp cứu và áp dụng các phương pháp xử trí tại chỗ.
Xem thêm: Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim giúp người bệnh thoát khỏi nguy kịch
Cấp cứu sớm giúp giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim
Việc chăm sóc phục hồi cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng suy tim, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim tái phát...
Ngoài các can thiệp được thực hiện tại bệnh viện như đặt stent, nong mạch… sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp tăng cường chức năng tim cũng là một lựa chọn tốt. Bởi khi chức năng tim được cải thiện, nguy cơ suy tim hay tái phát nhồi máu cơ tim cũng giảm thiểu theo.
Trong số các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim, đáng chú ý hơn cả là TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm duy nhất được kiểm chứng lâm sàng đang tải trên Tạp chí Quốc tế. Theo đó, Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol và LDL-c máu.
Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao, Ích Tâm Khang còn giúp nhiều người bệnh nhồi máu cơ tim thoát khỏi cửa tử.
Ông Thắng (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm hồi phục sau 2 cơn nhồi máu cơ tim
Cơn nhồi máu cơ tim không chỉ để lại các di chứng về thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Người bệnh dễ nổi cáu và trở nên bi quan, vô hình chung sẽ khiến quá trình hồi phục khó khăn hơn. Do đó phục hồi về tâm lý cũng là một mục tiêu quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Nếu bạn đang phải trải qua giai đoạn này, hãy tin rằng mình đang hồi phục. Trường hợp người thân của bạn bị nhồi máu cơ tim, động viên, chia sẻ và trấn an tinh thần cho họ chính là điều mà bạn và những người xung quanh cần làm.
Cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể xảy ra nhiều lần. Đặc biệt với những người từng có tiền sử nhồi máu trước đó, khả năng tái phát sẽ cao hơn. Việc lặp lại các cơn nhồi máu luôn song hành cùng sự gia tăng nguy cơ và mức độ biến chứng. Đây là lý do tại sao người bệnh cần phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát sau khi trải qua giai đoạn nhồi máu cơ tim. Các biện pháp người bệnh có thể áp dụng là:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Trước khi ra viện, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc điều trị nhằm giảm thiểu di chứng sau nhồi máu và hẹn lịch tái khám định kỳ. Người bệnh cần cố gắng thực hiện đúng các hướng dẫn này, trở lại bệnh viện đúng theo lịch đã được thông báo.
- Kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu, huyết áp và đường huyết.
- Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có chứa chất kích thích (bia rượu, cà phê).
- Ăn hạn chế chất béo, ưu tiên rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà bỏ da, cá và các thực phẩm dễ tiêu.
- Vận động nhẹ nhàng đều đặn, ít nhất 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 20 – 30 phút. Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập nào phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, thức khuya.
Biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa. Một chế độ chăm sóc khoa học, điều trị đúng cách kết hợp cùng tâm lý lạc quan là chìa khóa giúp người bệnh nhồi máu cơ tim trở về cuộc sống bình thường và tránh được các biến cố tim mạch trong tương lai.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.