Cách sử dụng Digoxin an toàn và hiệu quả trong điều trị suy tim

A- A+

Digoxin là hoạt chất được chiết xuất từ lá của cây mao địa hoàng. Đây là một trong những thuốc tim mạch lâu đời nhất được sử dụng rộng rãi trong điều trị suy tim, rung nhĩ, cuồng động nhĩ... Điểm ưu việt của loại thuốc này là không chỉ làm tăng sức co bóp cơ tim mà còn giúp tim đập với một nhịp điệu đều đặn hơn. Tuy nhiên, thuốc có khả năng gây ngộ độc cao, bởi vậy việc sử dụng thuốc sao cho an toàn vẫn đang là nỗi lo lắng thường trực của người bệnh khi được chỉ định loại thuốc này.

Digoxin hoạt động như thế nào?

Digoxin hoạt động bằng cách ức chế bơm ion Na-K ATPase chịu trách nhiệm trao đổi ion natri - kali ở màng tế bào, từ đó gián tiếp làm tăng nồng độ canxi nội bào, giúp tăng sức co bóp của cơ tim. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm giảm nhịp tim bằng cách làm giảm nhịp xoang và làm chậm dẫn truyền nhĩ - thất. Do đó, Digoxin được coi là thuốc điều trị căn bản trong suy tim mạn tính và các rối loạn nhịp thuộc về tâm nhĩ (buồng trên của tim) như suy tim rung nhĩ, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất…

Thuốc có thể được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên nang, viên nén, si rô, thuốc tiêm với các biệt dược phổ biến ở Việt Nam như Digox, Lanoxin, Digoxina, Digoxin – Sandoz…

Digoxin là thuốc căn bản trong điều trị suy tim sung huyết.

Digoxin là thuốc căn bản trong điều trị suy tim sung huyết.

Đối tượng nào không nên sử dụng digoxin?

Không nên sử dụng Digoxin nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc rối loạn nhịp tim có nguồn gốc từ buồng tâm thất nrung thất, nhịp nhanh thất... Hạn chế sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú bởi ảnh hưởng có hại của thuốc trên đối lượng này chưa hoàn toàn biết rõ.

Để tăng hiệu quả của các thuốc trong điều trị suy tim, hãy sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang giúp làm giảm triệu chứng ho, phù, mệt mỏi, khó thở… và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Cách sử dụng digoxin an toàn, hiệu quả

  • Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng Digoxin, hãy báo cho bác sĩ  biết về tiền sử bệnh lý trước đây của bạn, chẳng hạn như block nhĩ thất, nhồi máu cơ tim, rối loạn điện giải, bệnh tuyến giáp, bệnh thận… bởi đó chính là yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng ngộ độc Digoxin.
  • Chú ý bổ sung nước đầy đủ từ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế làm việc hay sinh hoạt dưới thời tiết nắng nóng bởi tình trạng mất nước sẽ làm gia tăng nguy cơ quá liều Digoxin.
  • Nếu sử dụng Digoxin ở dạng lỏng, bạn hãy dùng một dụng cụ đong chuyên dụng để đảm bảo liều lượng chính xác trong mỗi lần uống.
  • Như bất kỳ loại thuốc tim mạch khác, Digoxin phải được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ, bạn không được tự ý thay đổi liều lượng hay thời gian sử dụng ghi trên toa, hãy cố gắng dùng thuốc tại một thời điểm cố định trong ngày.
  • Trong quá trình sử dụng Digoxin, bạn cần phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm chức năng gan, thận, xét nghiệm máu, điện giải đồ… ngay cả khi bạn hoàn toàn không gặp tác dụng bất lợi nào từ thuốc nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ngộ độc.
  • Không được tự ý ngưng sử dụng Digoxin khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ bởi việc dừng thuốc đột ngột có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Xử trí khi quên liều Digoxin

Nếu bạn lỡ quên một liều, hãy dùng ngay liều đó khi nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm nhớ ra cách thời  điểm dùng liều tiếp theo ít hơn 12 giờ, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống như thường lệ. Tuyệt đối không được uống bù liều đã quên vào liều kế tiếp vì có thể xảy ra quá liều rất nguy hiểm.

Các tác dụng phụ đáng chú ý của Digoxin

Bên cạnh những lợi ích mà Digoxin mang lại, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương:

  • Trên hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Trên tim: Điện tâm đồ sẽ thấy các dạng khác nhau của rối loạn nhịp như nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu, block nhĩ – thất… Trên lâm sàng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng của rối loạn nhịp như hồi hộp, trống ngực, khó thở
  • Trên thần kinh trung ương: bao gồm các dấu hiệu của rối loạn thị giác (hoa mắt, nhìn mờ, nhìn đôi…), chóng mặt, đau đầu, lo âu, trầm cảm…

Đặc biệt, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu dị ứng thuốc như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng…  Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất lợi nào kể trên, hãy ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp.

Xem thêm: Thuốc nam chữa bệnh suy tim - sự huyền bí của y học phương đông

Nhận diện và xử trí ngộ độc khi quá liều Digoxin

Digoxin là một thuốc có khoảng điều trị hẹp (liều điều trị và liều gây độc rất gần nhau), do đó thuốc rất dễ gây ngộ độc. Việc phát hiện sớm các biểu hiện đầu tiên của người bệnh khi có dấu hiệu ngộ độc là chìa khóa để xử trí hiệu quả.

Bất cứ trường hợp nào sử dụng Digoxin mà có biểu hiện buồn nôn, nôn, chán ăn, tăng tiết nước bọt, mồ hôi… hãy nghĩ đó là dấu hiệu sớm của quá liều. Các triệu chứng khác trên hệ thần kinh trung ương và rối loạn nhịp tim có thể xảy ra nhưng có tới 80% trường hợp ngộ độc có biểu hiện ngủ gà, ăn mất ngon trước khi có dấu hiệu loạn nhịp xuất hiện.

Việc xử trí sẽ phụ thuộc vào mức độ ngộ độc: nếu bạn mới có dấu hiệu ngộ độc, bác sĩ sẽ ngừng thuốc và tiến hành theo dõi sát điện giải đồ, nhịp tim. Trường hợp nặng hơn bạn có thể được gây nôn, rửa ruột và dùng than hoạt để hấp phụ bớt thuốc trong cơ thể. Sử dụng các kháng thể đặc hiệu với Digoxin là giải pháp tối ưu trong trường hợp ngộ độc nặng đe dọa tính mạng người bệnh.

Tương tác giữa Digoxin với thức ăn và các thuốc khác

Bữa ăn nhiều chất xơ có thể làm giảm tác dụng của Digoxin gần 20%, tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn cần hạn chế chất này trong bữa ăn hằng ngày. Hãy duy trì một lượng chất xơ vừa phải và hằng định trong mỗi bữa ăn, tránh ăn nhiều quá mức vì có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc. Tốt nhất, hãy uống thuốc cách bữa ăn từ 1 - 2 giờ.

Thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm tác dụng của Digoxin.

Thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm tác dụng của Digoxin.

Một số thuốc có thể gây tương tác làm tăng độc tính của Digoxin như corticoid, thuốc lợi tiểu, canxi, quinidin, itraconazol, amiodazole, verapamil, erythromycin, tetracyclin…; hoặc làm giảm hấp thu dẫn đến giảm tác dụng của Digoxin như antacid, cholestyramin, thuốc làm tăng nhu động ruột (metaclopropamid)... khi sử dụng phối hợp. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ tất cả những thuốc mà bạn đang sử dụng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tương tác bất lợi xảy ra.

Xem thêm:

Chế độ ăn cho người suy tim

Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Mặc dù đã có lịch sử rất lâu đời nhưng việc ngăn ngừa tác dụng bất lợi của Digoxin vẫn là bài toán khó đối với các bác sĩ khi chỉ định loại thuốc này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và chủ động theo dõi những đáp ứng của cơ thể nhằm hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc do quá liều.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Tham khảo:

www.drugs.com/digoxin.html

www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-goc-275/digoxin.aspx

www.timmachhoc.vn/component/content/article.html?id=801:digoxin-cp-nht-chin-lc-s-dng-trong-thc-hanh&catid=63:bi-dng-sau-i-hc