Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim hay gặp và thường gây ra những biến chứng tim mạch nặng nề (đột quỵ, suy tim) khiến bệnh nhân có thể tử vong. Vì vậy, nhận biết và chữa trị kịp thời là cách để bạn tự cứu lấy mình.
Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) là một dạng rối loạn nhịp tim đặc trưng bởi tình trạng tâm nhĩ co bóp nhanh, không đều (rung), gây ra nhịp tim bất thường (loạn nhịp).
Khi cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, nhịp tim có thể tăng lên 150 - 200 nhịp/phút.
Rung nhĩ là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm. Bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ tỷ lệ tử vong tăng hơn đến 34%. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỷ lệ mới mắc rung nhĩ khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới 1,5 - 2% ở người trên 80 tuổi.
Hình ảnh rung nhĩ trên điện tâm đồ
Rung nhĩ được phân loại theo thời gian bệnh phát triển, việc phân loại rung nhĩ sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, rung nhĩ bao gồm 5 loại sau:
Nguyên nhân gây rung nhĩ chủ yếu chính là yếu tố tuổi tác. Tuổi càng cao khả năng bị rung nhĩ cao hơn so với người bình thường. Ngoài nguyên nhân này, rung nhĩ còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến khác như sau:
Bệnh rung nhĩ cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân ít phổ biến hơn như:
Bệnh van tim là nguyên nhân gây rung nhĩ thường gặp
Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh rung nhĩ ở trên, sẽ có các yếu tố nguy cơ khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp có thể gây ra bệnh rung nhĩ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
Sử dụng sớm viên uống thảo dược Ích Tâm Khang đã được chứng minh có tác dụng giúp kiểm soát các nguyên nhân gây rung nhĩ, giảm nguy cơ huyết khối, suy tim do rung nhĩ gây ra. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn về giải pháp này.
Rung nhĩ có thể không gây ra triệu chứng khó chịu nào hoặc gây ra triệu chứng ngay từ khi mới mắc bệnh. Các triệu chứng của rung nhĩ sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng đến sự co bóp của tim.
Thông thường người bệnh sẽ gặp 1 hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:
Nếu cơn rung nhĩ xuất hiện kèm biến chứng đột quỵ, bạn có thể có thêm các triệu chứng sau:
Khi này, người bệnh, người thân hoặc người xung quanh cần gọi cấp cứu (115) hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Rung nhĩ thường gây ra triệu chứng đánh trống ngực, tim đập nhanh
Để có thể chẩn đoán được rung nhĩ, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán như điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm chức năng của tuyến giáp, xét nghiệm máu...
Cách chắc chắn nhất để phát hiện bệnh rung tâm nhĩ là điện tâm đồ (EKG). Phương pháp này ghi lại hoạt động điện của tim và những bất thường của nhịp tim. Đây là phương pháp hay được các bác sĩ sử dụng nhất hiện nay để chẩn đoán rung tâm nhĩ, cho kết quả tương đối chính xác và nhanh chóng mà không gây đau đớn cho người bệnh.
Nếu hình ảnh điện tâm đồ cho thấy bạn bị rung nhĩ, bác sĩ có thể cho bạn 1 số xét nghiệm bổ sung để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Một số xét nghiệm thường làm:
Rung nhĩ là chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như ngất xỉu, đột quỵ, suy tim đe dọa tính mạng. Cụ thể các biến chứng rung nhĩ thường gặp là:
* Ngất xỉu, khó thở, yếu cơ
Những người bệnh rung nhĩ ở mức độ nhẹ thường không cảm thấy bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình, tuy nhiên với nhiều người khác rung nhĩ lại gây ra những phiền hà rất lớn, chẳng hạn như yếu cơ, khó thở hoặc ngất xỉu.
* Đột quỵ
Trường hợp nguy hiểm hơn, khi rung nhĩ dẫn đến tình trạng tâm nhĩ không thể co bóp, máu bị ứ đọng trong tim dẫn đến hình thành các huyết khối, người bệnh dễ bị đột quỵ. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 7% bệnh nhân rung nhĩ bị đột quỵ, đặc biệt dễ xảy ra hơn với người cao tuổi hoặc những bệnh nhân có các bệnh lý nền đi kèm khác.
* Suy tim
Khi xuất hiện tình trạng rung nhĩ kéo dài, cung lượng tim bị giảm khoảng 10% so với bình thường, trường hợp này có thể làm cho suy tim tiến triển nặng hơn.
Rung nhĩ có thể gây đột quỵ, suy tim rất nguy hiểm
Theo Khuyến cáo về Chẩn đoán và điều trị rung nhĩ của Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam, các cách điều trị rung nhĩ được lựa chọn để đạt được các mục tiêu như sau:
Cụ thể, sẽ có những phương pháp điều trị rung nhĩ như sau.
Nếu nguyên nhân gây rung nhĩ được xác định là một vấn đề của tuyến giáp, viêm phổi hoặc bệnh khác thì người bệnh cần được điều trị các bệnh lý này. Nhiều trường hợp khi nguyên nhân được kiểm soát tốt, rung nhĩ sẽ biến mất.
Bác sĩ có thể phục hồi nhịp tim bình thường với một cú sốc điện. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp cuồng nhĩ và rung nhĩ đáp ứng thất nhanh không đáp ứng với thuốc hoặc kèm theo hội chứng tiền kích thích gây rối loạn huyết động.
Sốc điện (thông thường từ 100, nếu cần thiết có thể tăng lên đến 200 hoặc 360) là phương pháp có thể giúp chuyển nhịp xoang về lại bình thường với tỉ lệ thành công cao (từ 75 - 90%). Tuy nhiên, khi điều trị bằng phương pháp này rung nhĩ vẫn có thể tái phát về sau.
Mỗi phương pháp điều trị rung nhĩ sẽ phù hợp với những tình trạng bệnh khác nhau. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
Thuốc được sử dụng trong trường hợp rung nhĩ nhẹ, chưa cần cấp cứu. Các nhóm thuốc hay được sử dụng là thuốc chống loạn nhịp và thuốc chống đông.
Nếu thuốc không kiểm soát được các triệu chứng của rung nhĩ, cắt đốt bằng tần số vô tuyến là một lựa chọn thay thế.
Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng có tần số vô tuyến (radio) để tiêu diệt các mô tim phát các tín hiệu điện bất thường. Vì không đòi hỏi phải phẫu thuật tim mở nên hạn chế một số rủi ro. Tuy nhiên phương pháp chỉ nên dùng cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng đã được điều trị nội khoa không hiệu quả.
Năng lượng có tần số radio được sử dụng để điều trị rung nhĩ
Các bác sĩ thực hiện một vết cắt nhỏ để tạo ra mô sẹo trong tâm nhĩ. Các mô sẹo ngăn chặn các xung điện bất thường gây ra rung nhĩ. Phương pháp này thường được thực hiện bằng phẫu thuật tim mở.
Máy tạo nhịp tim là một thiết bị chạy bằng pin nhỏ điều chỉnh nhịp tim của bạn bằng cách phát ra tín hiệu điện. Nó có tác dụng hữu ích cho những người có nhịp tim rất chậm và làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi và khó thở.
Cấy một máy tạo nhịp tim trong lồng ngực được coi là phẫu thuật nhỏ và thường mất khoảng một giờ.
Để ngăn ngừa các biến chứng của rung nhĩ, ngoài việc dùng thuốc và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Lối sống phù hợp góp phần vào việc điều trị rung nhĩ cũng như giảm thiểu các triệu chứng. Một số biện pháp bạn cần áp dụng là:
Dự phòng suy tim, huyết khối gây đột quỵ là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị rung tâm nhĩ. Để làm được điều này, ngoài thuốc điều trị, nhiều người bệnh lựa chọn bổ sung thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược điển hình như TPCN Ích Tâm Khang.
Hiệu quả giúp phòng ngừa suy tim, ngăn ngừa huyết khối của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện 108. Kết quả nghiên cứu còn được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada - một trong những tạp chí nước ngoài uy tín được giới chuyên môn đánh giá cao.
Cùng lắng nghe trải nghiệm khi sử dụng Ích Tâm Khang từ một người bệnh cũng bị rung nhĩ, đã gặp phải biến cố suy tim nhưng đã lấy lại được sức khỏe của mình qua video dưới đây:
Bà Xuân, Hưng Yên chia sẻ kinh nghiệm chữa trị bệnh của mình
Xem thêm: Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ - đặc biệt nếu bạn trên 55 tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ đột quỵ. Bạn nên đi khám 3 tháng 1 lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
Rung nhĩ là mối nguy hại lớn với sức khỏe và tính mạng của những người mắc phải. Bằng cách chủ động điều trị sớm kết hợp với các giải pháp phòng ngừa biến chứng của bệnh, bạn có thể chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.
Tham khảo: msdmanuals.com, vnha.org.vn
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.