Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành đúng cách giúp họ nhanh phục hồi sức khỏe, tránh rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng, cục máu đông, phòng tái hẹp. Bài viết sau đây sẽ là những chỉ dẫn cụ thể từ việc bảo vệ vết thương sau đặt stent đến khi sức khỏe đã hồi phục để tránh bệnh tái phát và tiến triển trở nặng.
Để tiếp cận được vị trí nhánh động mạch vành bị tắc hẹp, bác sĩ phải luồn một ống thông qua động mạch đùi hoặc động mạch quay ở cánh tay. Vì vậy, tại vị trí đưa ống thông vào cơ thể sẽ để lại một vết thương. Khi về nhà, bạn sẽ phải chăm sóc vết thương này theo các bước:
Bước 1: Làm ẩm rồi loại bỏ băng gạc cũ vào mỗi buổi sáng.
Bước 2: Rửa vết thương ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối hoặc nước sát trùng. Dùng tay hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng, không chà xát vết thương.
Bước 3: Dùng băng dán cá nhân để che phủ vết thương. Thông thường, vết thương sẽ có màu đen và xanh trong vài ngày đầu, có thể sưng, hơi hồng và xuất hiện cục u nhỏ.
Để tránh vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên cố gắng giữ vết thương khô ráo, không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi trong một tuần sau phẫu thuật. Đồng thời, hãy mặc quần áo rộng rãi và không bôi kem, thuốc mỡ hay bất kỳ thứ gì lên vết thương (trừ khi bác sĩ yêu cầu).
Khi chăm sóc sau đặt stent mạch vành, bạn cần chú ý đến vị trí luồn ống thông.
Người bệnh sau đặt stent thường chỉ sau một thời gian ngắn là có thể xuất viện, nên chủ yếu sẽ được chăm sóc tại nhà. Do vậy, người thân hay chính người bệnh cần phải biết cách chăm sóc mới có thể nhanh hồi phục. Chăm sóc không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc và trong vận động.
Tùy thuộc vào vị trí đặt stent mà sẽ cần lưu ý trong hoạt động tại vị trí đó. Với stent được đặt qua động mạch đùi, người bệnh cần:
Trong một số trường hợp không thể đặt stent mạch vành qua động mạch đùi, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật qua động mạch quay ở cánh tay. Khi đặt ở vị trí này, người bệnh cũng cần lưu ý khi cử động cánh tay của mình. Cụ thể như:
Ngoài ra nếu là người chăm sóc, bạn không nên đỡ người bệnh dậy bằng cách kéo tay.
Nếu đặt stent mạch vành qua động mạch quay, bạn cần hạn chế cầm vần nặng.
Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc trong 1 – 2 tuần sau khi đặt stent. Một vài ngày sau xuất viện, bạn nên nghỉ ngơi vì có thể vẫn còn mệt mỏi và yếu. Nếu muốn, bạn có thể đi bộ trong nhà. Nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim, thời gian hồi phục sẽ dài hơn. Hãy hỏi bác sĩ khi nào an toàn để tiếp tục hoạt động tình dục, chơi thể thao và lái xe.
Nếu người đặt stent trong độ tuổi lao động, thì sau khi đặt stent, người bệnh phải từng bước thích nghi với cuộc sống, không nên khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng. Đặc biệt, trong tháng đầu tiên, bệnh nhân cố gắng nghỉ ngơi, đi bộ không quá 20 phút/ngày; được làm bếp, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút.
Sau đặt stent mạch vành, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục, giúp giảm nguy cơ biến chứng, tái tắc hẹp, tăng tuổi thọ stent. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Đặt stent mạch vành chỉ giúp mở rộng lòng mạch chứ không thể chữa khỏi bệnh mạch vành. Bạn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để phòng ngừa tái phát và các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế:
Cùng lắng nghe Gs. Phạm Gia Khải tư vấn cách xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống đông qua video sau:
Cách xử trí khi bị xuất huyết dưới da do dùng thuốc sau đặt stent mạch vành.
Bạn nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày, thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ. Song song với đó, nên thực hiện phục hồi chức năng tim mạch để giúp tim và cơ thể thích nghi tốt hơn với sự có mặt của stent trong mạch vành.
[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]
Bệnh mạch vành ngoài do yếu tố di truyền, còn xuất phát từ chế độ ăn không lành mạnh. Do vậy, sau đặt stent người bệnh vẫn cần phải tuân thủ một chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa tái tắc hẹp và nguy cơ hình thành cục máu đông.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành:
Dưới đây là tư vấn của BS Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa nội Tim Mạch Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội về những thực phẩm nên ăn, nên tránh sau đặt stent mạch vành, bạn hãy tham khảo để áp dụng:
Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh sau đặt stent mạch vành
Để sức khỏe cải thiện tốt và phòng ngừa được những rủi ro sau đặt stent, phối hợp TPCN Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị là giải pháp được nhiều người áp dụng hiệu quả. Với tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa, tiêu huyết khối và cải thiện tuần hoàn mạch vành, sản phẩm giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim và giúp người bệnh giảm đáng kể được các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt, ho, phù…
Điều đặc biệt, Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tim mạch duy nhất hiện nay đã được kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada công nhận.
Dưới đây, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh tắc hẹp mạch vành để hiểu hơn về sản phẩm này:
Ông Thắng - Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm ngăn tái hẹp mạch vành sau 4 lần đặt stent
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim
Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY
Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất:
Ngay khi có các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc nhanh chóng đi thăm khám. Bởi đây là những biểu hiện cho thấy bạn có khả năng cao gặp biến chứng sau đặt stent mạch vành.
Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành sẽ cần tuân thủ nhiều lưu ý. Thế nhưng, nếu biết cách chăm sóc, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục và ít có nguy cơ tái tắc hẹp về sau.
Tham khảo: clevelandclinic
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.