Điều trị nhồi máu cơ tim không đơn giản chỉ là dùng thuốc. Người bệnh còn cần thay đổi lối sống, sử dụng các giải pháp bổ trợ để giảm nguy cơ biến chứng và tái phát nhồi máu cơ tim về sau.
Điều trị nhồi máu cơ tim cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Giống như đột quỵ, nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu, có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ. Không chỉ vậy, sau cơn nhồi máu, người bệnh còn phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm (rối loạn nhịp tim, suy tim…) ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Để giúp người bệnh giảm nguy cơ tử vong và biến chứng sau nhồi máu cơ tim, việc điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Việc lựa chọn phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian đến viện, tình trạng bệnh nhân, điều kiện trang thiết bị và trình độ của cơ sở y tế.
Khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim, người bệnh cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến bệnh viện ngay. Đồng thời, cần áp dụng ngay các bước xử trí cơn nhồi máu tim bao gồm: ngồi xuống ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hít thở nhẹ nhàng và cố gắng bình tĩnh. Sau đó, dùng thuốc cắt cơn như nitro-glycerin dạng xịt hay viên ngậm nếu mang theo trong người.
Hãy gọi cấp cứu ngay khi bạn hoặc người thân bị nhồi máu cơ tim.
Quá trình điều trị nhồi máu cơ tim tại bệnh viện cũng được tiến hành nhanh chóng. Người bệnh sẽ được nằm cố định tại giường, thở oxy và sử dụng các thuốc điều trị nhồi máu cơ tim có tác dụng tiêu cục máu đông, giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Các thuốc này bao gồm:
Nhiều thống kê cho thấy sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong vòng 3 giờ đầu, lưu lượng máu đi qua động mạch vành tắc nghẽn phục hồi được 50%. Con số này có thể lên đến 80% - nếu được sử dụng trước khi có cơn nhồi máu tim cấp 5 - 7 ngày.
Phương pháp đặt stent mạch vành cũng có thể được áp dụng để điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Chẳng hạn như những bệnh nhân nhập viện trễ từ sau 12 - 24 giờ, bị sốc tim, rối loạn huyết động, loạn nhịp hoặc có triệu chứng thiếu máu. Một trường hợp đến bệnh viện muộn, không dùng được thuốc tiêu sợi huyết, không phù hợp để can thiệp động mạch vành thì cần mổ bắc cầu nhằm cứu sống bệnh nhân.
Người bệnh nhồi máu cơ tim sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, hạn chế tối đa tổn thương cơ tim, giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và ngăn ngừa suy tim. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng. Hãy liên hệ ngay số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Nhồi máu cơ tim chỉ là biểu hiện cấp tính của tình trạng xơ vữa động mạch vành. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn cấp cứu cũng chỉ tạm thời giải quyết được hậu quả trước mắt, chứ không hoàn toàn ngăn chặn được “gốc rễ” gây nhồi máu tim. Bởi vậy, về lâu dài, sử dụng thuốc điều trị cùng với việc thay đổi lối sống kết hợp thảo dược vẫn là chiến lược hiệu quả cho những người sống sót sau nhồi máu cơ tim.
Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp người bị nhồi máu cơ tim nhanh hồi phục hơn mà còn giảm nguy cơ cơn nhồi máu tái phát trong tương lai. Cụ thể, người bệnh nhồi máu cơ tim cần
+ Tập thể dục đúng cách:
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách tập thể dục trong quá trình hồi phục sau nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản luôn là bắt đầu với cường độ nhẹ sau đó tăng dần cho đến khi trở lại mức độ hoạt động bình thường.
Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người bệnh sau nhồi máu cơ tim có thể cử động tại giường sau 12 giờ nếu không còn bị đau ngực. Sau đó 48 giờ, bạn có thể tập đi ở trong phòng và từ từ tăng cường độ tập. Ví dụ, tuần đầu tiên, bạn tập khoảng 5 phút/ngày. Nhưng các tuần tiếp theo, bạn có thể tăng dần thêm 5 phút/tuần.
Trong quá trình tập thể dục nếu có dấu hiệu bất thường như khó thở, chân tay yếu, đau ngực… hãy ngừng tập ngay và gọi giúp đỡ y tế.
Đi bộ nhẹ nhàng cũng là cách hỗ trợ điều trị sau nhồi máu cơ tim.
+ Chế độ ăn khoa học:
Chế độ ăn ít chất béo, ít muối sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện cơn đau tim tiếp theo trong tương lai. Nên tránh tối đa chất béo trans (chất béo chuyển hóa) và chất béo bão hòa trong mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn… Thay vào đó, bạn nên chọn thịt nạc, cá, sữa ít béo, dầu thực vật như dầu oliu, quả hạch, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó.
+ Bỏ thuốc lá:
Hút thuốc làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đông máu. Bỏ thuốc lá là một trong những yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh.
+ Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ khác:
Ngoài thói quen ăn uống, tập thể dục thì việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác có thể gây nên nhồi máu cơ tim trong tương lai cũng đặc biệt quan trọng. Ví dụ như: huyết áp, cholesterol máu, đường huyết (tiểu đường). Đồng thời giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức.
Dưới đây là tư vấn của Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội về chế độ ăn uống, vận động sau nhồi máu cơ tim, bạn có thể tham khảo:
Với lợi thế giãn mạch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tiêu huyết khối, giảm lipid máu, nhiều chế phẩm hỗ trợ từ thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả đáng kể trong việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất đến thời điểm hiện tại đã có nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên Tạp chí Khoa học quốc tế. Sử dụng sớm Ích Tâm Khang sẽ giúp người bệnh sau nhồi máu cơ tim phục hồi nhanh hơn, hạn chế nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp. Đặc biệt tác dụng giúp giảm cholesterol máu, cải thiện đau thắt ngực của Ích Tâm Khang sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh hiện tại và trong tương lai.
Dưới đây, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của người bệnh mạch vành bị nhồi máu cơ tim đã phục hồi sức khỏe sau khi kết hợp sử dụng Ích Tâm Khang.
Bác Tâm - Hà Nội chia sẻ trải nghiệm của mình trong quá trình sử dụng Ích Tâm Khang
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim
Cơn nhồi máu cơ tim không chỉ xuất hiện một lần mà có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cũng giúp bạn giảm rủi ro cho bản thân trong tương lai. Dưới đây là những biểu hiện nghi ngờ cơn nhồi máu tim mà bạn cần cảnh giác.
- Mệt mỏi bất thường người bệnh có thể không làm nổi những công việc vẫn làm thường ngày.
- Cảm thấy lo lắng, bồn chồn không rõ lý do.
- Đau hoặc tê cánh tay.
- Khó thở khi làm việc thông thường, thậm chí đi bộ cũng thấy khó thở
- Buồn nôn, buồn đi cầu và kèm bụng đầy trướng.
- Đau ngực hoặc thấy khó chịu ở vùng ngực.
- Chóng mặt, choáng váng, nhức đầu
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Thông tin hữu ích cho bạn: Triệu chứng cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim: Biết để tự cứu mình
Điều trị nhồi máu cơ tim không đơn giản chỉ là giải quyết nguy cơ trước mắt mà cần có cả những giải pháp dài hạn để giúp giảm thiểu di chứng, biến chứng trong tương lai. Hy vọng, qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim và áp dụng được trong thực tế.
Tham khảo: nps.org.au, patient.info, bbc.com, netdoctor.co.uk, medlineplus.gov, holistic-online.com
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.