Thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim và cách sử dụng hiệu quả

A- A+

Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc giúp loại bỏ bớt lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể của bạn bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, nhờ đó giảm bớt gánh nặng cho hệ tuần hoàn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh suy tim và một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, phù, bệnh về gan thận, tăng nhãn áp…

Vai trò của thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim

Thuốc lợi tiểu là lựa chọn đầu tiên trong những thuốc điều trị suy tim, với mục đích giảm triệu chứng ứ huyết và phù ngoại biên.

Khi chức năng tim suy yếu, khả năng bơm và hút máu của tim giảm, điều này dẫn đến ứ trệ dịch trong tuần hoàn và gây ra nhiều triệu chứng như ho, phù, khó thở, mệt mỏi... Thuốc lợi tiểu tác động lên thận để tăng bài tiết nước tiểu, nhờ đó giúp giải quyết tình trạng ứ dịch trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng cho người bệnh. Đồng thời, giảm khối lượng tuần hoàn cũng làm giảm gánh nặng cho tim, nên thuốc có tác động tích cực làm chậm tiến triển suy tim.

Nhờ tác động này, thuốc cũng có tác dụng hạ áp, nên thường được phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác để giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Thuốc lợi tiểu là lựa chọn đầu tiên trong điều trị suy tim.

Thuốc lợi tiểu là lựa chọn đầu tiên trong điều trị suy tim.

Tpcn Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị suy tim: giảm triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi… do ứ trệ tuần hoàn và làm chậm tiến trình suy tim. Kết quả nghiên cứu của Ích Tâm Khang đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu của Canada. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Các nhóm thuốc lợi tiểu thường gặp

Thuốc lợi tiểu được chia thành 3 nhóm chính dựa vào cơ chế tác động của chúng. Tùy theo lợi thế của mỗi nhóm mà bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định trong những trường hợp khác nhau:

Thuốc lợi tiểu Thiazide

Đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong điều trị cao huyết áp, bởi thuốc không chỉ giúp đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể, mà còn có tác dụng giãn mạch để nâng cao hiệu quả hạ áp. Những thuốc điển hình trong nhóm này bao gồm hydrochlorothiazide, chlorothiazide, metolazone, và indapamide

Thuốc lợi tiểu quai

Nhóm lợi tiểu quai có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất và được ưu tiên sử dụng trong trường hợp cần lợi tiểu nhanh (như phù phổi cấp, hen tim). Thuốc lợi tiểu quai hoạt động bằng cách tăng lưu lượng máu qua thận, tăng tốc độ lọc của của cầu thận, đồng thời tăng thải trừ Natri, Kali kéo theo nước nên lợi niệu. Các thuốc trong nhóm được dùng phổ biến hiện nay bao gồm furosemide, torsemide, bumetanide

Thuốc lợi tiểu giữ kali (Amiloride, Spironolactone, Triamterene…)

Thuốc lợi tiểu quai và Thiazide làm tăng đào thải kali, trong khi đó nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali có thể khắc phục tình trạng này. Do vậy, nó thường được sử dụng kết hợp với 2 nhóm trên bằng cách phối hợp các hoạt chất trong cùng 1 biệt dược, chẳng hạn như Aldactazin (spironolacton + thiazid), Moduretic (amilorid + thiazid), Cycloteriam (triamteren + thiazid).

Ngoài 3 nhóm thuốc lợi tiểu chính, còn có một số thuốc lợi tiểu khác như thuốc lợi tiểu thẩm thấu (Manitol), có thể được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như người bệnh sau chấn thương hoặc phẫu thuật nhằm duy trì khả năng bài xuất nước tiểu; hay thuốc ức chế men carbonic hydrase (Acetazolamid) chủ yếu được dùng trong điều trị tăng nhãn áp.

Những người cần thận trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu

  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng thuốc lợi tiểu  bởi tác dụng của thuốc trên thai nhi chưa hoàn toàn được biết rõ và một số thuốc lợi tiểu có thể đi vào sữa mẹ gây mất nước ở trẻ.
  • Trẻ em: có thể sử dụng được thuốc lợi tiểu nhưng với liều lượng nhỏ hơn so với người lớn.
  • Người cao tuổi: dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc vì vậy cần được giám sát cẩn thận hơn.
  • Người mắc bệnh suy gan, thận: trong quá trình sử dụng thuốc cần được kiểm tra chặt chẽ chức năng gan, thận và hiệu chỉnh liều theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết.

Làm thế nào để sử dụng thuốc lợi tiểu hiệu quả?

Trước khi được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Bởi nhiều loại thuốc có thể gây tương tác làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc lợi tiểu hoặc gia tăng các tác dụng không mong muốn.

Khi dùng thuốc, cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn dùng thuốc với một liều duy nhất trong ngày thì nên dùng nó vào buổi sáng thay vì buổi tối, để tránh làm gián đoán giấc ngủ của bạn do phải thức dậy để đi tiểu nhiều lần.

Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu hạ kali máu (nhóm Thiazide, nhóm lợi tiểu quai,), bạn cần tăng cường sử dụng nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, cam, hay các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, cải bắp,… hoặc bổ sung viên uống kali theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngược lại, nếu sử dụng nhóm lợi tiểu giữ kali, bạn cần hạn chế các thực phẩm đó trong bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy cần có chế độ ăn cho người bệnh suy tim phù hợp nhất.

Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu, cần tăng cường các thực phẩm giàu kali

Khi dùng thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu, cần tăng cường các thực phẩm giàu kali

Thuốc lợi tiếu giữ kali có thể gây thiếu hụt canxi trong cơ thể, do vậy bạn cần chú ý bổ sung canxi trong chế độ ăn với các thực phẩm như sữa, tôm, cua, phô mai…khi sử dụng nhóm thuốc này.

Xem thêm: 

- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

- Thực phẩm chức năng cho người suy tim

Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc khá an toàn. Tác dụng phụ phổ biến nhất là đi tiểu nhiều, đặc biệt với nhóm thuốc lợi tiểu quai. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như:

  • Tăng hoặc hạ Kali máu
  • Hạ Natri máu
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Khát nước
  • Tăng đường huyết
  • Chuột rút
  • Tăng acid uric máu (làm khởi phát cơn gút cấp hoặc khiến bệnh gút trở nên trầm trọng hơn)
  • Tiêu chảy
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng

Các dụng phụ trên thường ít nghiêm trọng và trong hầu hết các trường hợp các hợp đều thuyên giảm sau vài tuần dùng thuốc. Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn là bất lực, điếc hoặc vú to ở nam giới. Tốt nhất khi nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và xử trí. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho bạn dùng thử những loại thuốc khác nhau để tìm ra được loại thuốc phù hợp nhất với bạn.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com