Câu hỏi: Mẹ em năm nay 73 tuổi, bị suy tim giai đoạn cuối, sức khỏe rất yếu, cả gia đình rất hoang mang vì bà liên tục phải nhập viện vì khó thở. Xin hỏi chuyên gia: tuổi thọ của người giai đoạn cuối sống được bao lâu? Có còn hy vọng chữa trị không và cần chăm sóc như thế nào để kéo dài sự sống cho người bệnh?
Giải đáp từ chuyên gia:
Chào bạn
Chúng tôi rất thấu hiểu với sự lo lắng của gia đình bạn. Bởi suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất trong các giai đoạn suy tim. Khi này người bệnh phải nhập viện thường xuyên hơn. Và việc sử dụng thuốc điều trị cũng không còn hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng hiện tại là gia đình cần giữ vững tinh thần, có như vậy mới có thể động viên và chăm sóc tốt cho người bệnh.
Rất khó để xác định chính xác “Người bệnh suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?”. Thời gian này có thể tính bằng năm nhưng cũng có khi là vài tháng, vài tuần. Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội Tim Mạch Việt Nam, tuổi thọ người suy tim giai đoạn cuối sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị.
BS Nguyễn Đình Hiến giải đáp về tuổi thọ người suy tim giai đoạn cuối
Trường hợp của bạn, bạn không nói rõ mẹ bạn bị suy tim do nguyên nhân gì và các phương pháp điều trị suy tim đang được áp dụng để dự đoán thời gian sống của bà. Bên cạnh đó, có một vấn đề khác cũng cần xem xét ở đây là liệu bà đã thực sự ở giai đoạn cuối chưa.
Bởi thực trạng hiện nay, việc xác định suy tim ở giai đoạn cuối rất khác nhau giữa các cơ sở điều trị. Ví dụ: tuyến Trung ương có điều kiện hơn về vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn của các bác sĩ thường cao hơn nên việc xác định giai đoạn cuối thường chính xác hơn ở tuyến dưới.
Mặt khác, suy tim là tập hợp tất cả các triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối. Vì thế nó có thể bị ảnh hưởng xấu từ chính nguyên nhân gây bệnh hoặc các các bệnh cơ hội đi kèm nặng lên và ngược lại.
Một số dấu hiệu dễ bị nhầm thành suy tim giai đoạn cuối là:
- Mệt và khó thở trở nên trầm trọng hơn: Ngoài xuất hiện trong giai đoạn cuối, khó thở và mệt mỏi còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như thiếu máu, trầm cảm, điều trị chưa tốt hoặc người bệnh không tập thể dục hay lo lắng về bệnh tật nên làm cho suy tim nặng lên.
- Buồn nôn, chán ăn: triệu chứng này ở giai đoạn cuối cũng dễ nhầm với tác dụng phụ của thuốc điều trị, hoặc do lo lắng hay táo bón hay rối loạn nhu động ruột, dạ dày.
- Suy kiệt và giảm cân nhanh: Dư cân là bước đầu tiên đưa người bệnh đến với suy tim, thì ngược lại sụt giảm cân nhanh thường là dấu hiệu cảnh báo suy tim đang tiến gần hơn đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, khi thấy dấu hiệu giảm cân, việc đầu tiên cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đã hợp lý chưa? Thay vì nghĩ ngay đó là giai đoạn cuối.
- Đau mỏi: Ở giai đoạn cuối, có đến 75% người bệnh thường xuyên bị đau nhức mình mẩy, nhưng đau mỏi cũng gặp ở những người ít vận động.
Nếu mẹ bạn đang được điều trị ở tuyến dưới, gia đình có thể cân nhắc đưa bà lên tuyến trên để được thăm khám và điều trị chuyên sâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tư vấn của Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến để hiểu hơn về dấu hiệu suy tim giai đoạn cuối:
Chuyên gia tim mạch tư vấn về dấu hiệu cảnh báo suy tim giai đoạn cuối
Với người bệnh suy tim giai đoạn cuối, ngoài thuốc, chế độ chăm sóc hàng ngày cũng rất quan trọng. Bởi điều này cũng giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ tốt hơn.
Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân suy tim đặc biệt là giai đoạn nặng, gia đình nên tham khảo và áp dụng:
- Hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri như cá biển, đồ ăn nhanh,… Bởi nếu ăn quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim, và có thể làm tăng phù. Tốt nhất, nên cho bác ăn nhạt hoàn toàn nếu có thể.
Xem thêm: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau, đậu, ngũ cốc giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kiểm soát tốt cholesterol trong máu cũng như lượng đường trong máu.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo: Đối với người bệnh suy tim thì chất béo là thủ phạm gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến chứng về tim. Vì vậy, người suy tim nên giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng ăn hàng ngày, hạn chế các loại thịt đỏ, thịt mỡ.
- Ưu tiên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc hay dưới dạng thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng rất tốt cho những người suy tim sức khỏe yếu.
- Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày. Đặc biệt là những người bệnh suy tim đang bị phù. Trong khi ăn không nên uống nước. Sau khi ăn, nên nghỉ từ 30-40 phút. Và bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm.
- Bổ sung lượng Kali trong khẩu phần ăn: Kali là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Người bị suy tim thường phải sử dụng các thuốc lợi tiểu làm cho lượng kali giảm đáng kể. Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ,…
- Nên kê cao gối để giúp người bệnh dễ thở và bớt ho hơn.
- Thường xuyên động viên tinh thần để người bệnh có thêm động lực điều trị.
Tinh thần tốt có thể giúp kéo dài tuổi thọ người suy tim giai đoạn cuối
Một lưu ý khác là gia đình nên theo dõi sát sự thay đổi cân nặng và các triệu chứng bất thường của người bệnh. Nếu phát hiện người bệnh bị sụt cân nhiều hay có dấu hiệu như ho có đờm hay bọt hồng, bạn cần báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Với bệnh của mẹ bạn ở giai đoạn này, có lẽ kết hợp giữa đông y và tây y sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim đã được kiểm chứng lâm sàng và đánh giá hiệu quả như TPCN Ích Tâm Khang.
Bạn có thể cho bác dùng thêm ngày 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, uống cách thuốc tây từ 1-2 tiếng và duy trì tối thiểu từ 3-6 tháng để có hiệu quả rõ rệt. Ích Tâm Khang đã được chứng minh giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Sản phẩm còn dùng phù hợp cho người chưa bị suy tim, người suy tim độ 1, suy tim độ 2, suy tim độ 3 và suy tim độ 4, suy tim giai đoạn cuối.
Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang với người suy tim, tim mạch
Mặc dù suy tim khó chữa khỏi, nhưng trên thực tế có rất nhiều người suy tim nặng, vẫn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài được tuổi thọ như những người bình thường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người qua video sau:
Nhiều người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quả
Có thể nói, tuổi thọ người suy tim giai đoạn cuối phụ thuộc rất lớn vào thái độ điều trị của người bệnh. Vì vậy thay vì buông xuôi, hãy áp dụng ngay các biện pháp trên đây để chung sống hòa bình với suy tim.
Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng