3 Dạng suy tim thường gặp - nguyên nhân và diễn biến

A- A+

Thuật ngữ “suy tim” có thể dùng để chỉ chung 3 thể bệnh chính bao gồm: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và rối loạn chức năng tâm trương. Với mỗi thể sẽ có những hướng điều trị khác nhau, do đó, bước đầu tiên trong chiến lược điều trị suy tim hiệu quả đó là xác định rõ bạn bị suy tim do nguyên nhân nào.

Suy tim do bệnh cơ tim giãn

Đây là dạng suy tim phổ biến nhất. Và trên thực tế, hầu hết mọi người kể cả các bác sĩ sử dụng thuật ngữ “suy tim” như một từ đồng nghĩa với bệnh cơ tim giãn.

Nguyên nhân

Cơ tim giãn là hậu quả cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh động mạch vành, bệnh van tim và cao huyết áp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân phổ biến khác như viêm cơ tim, bệnh cường giáp, thiếu dinh dưỡng, uống rượu nhiều… Bệnh thường xảy ra khi những bệnh lý này tiềm ẩn trong thời gian dài mà không được phát hiện, lâu dần sẽ tạo ra sự suy yếu cơ tim đáng kể.

Diễn biến bệnh

Tế bào cơ tim suy yếu thường có xu hướng căng giãn, khiến cho các buồng tim mà chủ yếu là buồng thất trái (buồng phía trên bên trái của tim) giãn rộng. Chính sự giãn nở này được coi như một cơ chế “bù trừ” cho sự suy yếu của cơ tim. Bởi lẽ, khi tâm thất giãn ra, nó sẽ chứa được một thể tích máu lớn hơn, nhờ vậy mà khi khả năng co bóp tống máu của tim đã suy yếu, lượng máu bơm ra vẫn đảm bảo phần nào nhu cầu máu của cơ thể.

Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh sẽ có xu hướng xấu đi theo thời gian: các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng máu cần thiết, áp lực bên trong tim tăng lên và tắc nghẽn dịch ở phổi, gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim… Tình trạng này còn được gọi là “suy tim sung huyết”.

TPCN Ích Tâm Khang giúp giảm nhanh triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi,... do suy tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học toàn cầu của Canada. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết. 

Bệnh cơ tim giãn là 1 dạng của suy tim

Cơ tim giãn là một trong những bước đệm dẫn tới suy tim

Suy tim do bệnh cơ tim phì đại

Nguyên nhân

Trong các bệnh tim mạch, bệnh cơ tim phì đại là một rối loạn di truyền tương đối phổ biến (0,5%). Người ta đã tìm thấy một số đột biến gen có khả năng di truyền qua các thế hệ gây ra sự phát triển bất thường của các sợi cơ tim, khiến thành tâm thất dày lên.

Diễn biến bệnh

Sự phì đại của các sợi cơ tim làm cho tâm thất trở nên “cứng” và co bóp một cách khó khăn, lâu dần có thể dẫn tới suy tim, rối loạn nhịp tim. Ở trường hợp nhẹ, bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trên lâm sàng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể trải qua những triệu chứng điển hình như khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, đánh trống ngực, choáng váng, mệt mỏi, sưng mắt cá chân… Thậm chí, bệnh có thể gây biến dạng tâm thất, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống van tim (hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ…), làm gián đoạn dòng máu qua tim gây tắc nghẽn thất trái, và gia tăng nguy cơ tử vong đột ngột.

Suy tim do rối loạn chức năng tâm trương

Chu kì tim của chúng ta gồm 2 giai đoạn là tâm thu và tâm trương. Tâm trương là thời kỳ tim nghỉ để đổ đầy máu vào các buồng tâm thất, chuẩn bị cho sự co bóp tống máu trong kỳ tâm thu tiếp theo. Bất kỳ yếu tố nào tác động đến giai đoạn bơm máu này đều có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tâm trương.

Nguyên nhân

Rối loạn chức năng tâm trương có thể là hậu quả của một số bệnh lý như huyết áp cao, bệnh cơ tim phì đại, hẹp động mạch chủ, bệnh mạch vành, tiểu đường, béo phì, lão hóa...

Diễn biến bệnh

Mặc dù trong rối loạn chức năng tâm trương, cơ tim cũng trở nên cứng và giảm khả năng đổ đầy tim như trong bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên cơ tim không bị dày lên và không có tính chất di truyền.

Rối loạn chức năng tâm trương thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Chỉ khi nó gây ra hiện tượng ứ huyết tại phổi, người bệnh mới gặp phải các biểu hiện ho, khó thở và thở nhanh. Bệnh có thể gây phù phổi cấp với cơn khó thở trầm trọng và xảy ra đột ngột cần được cấp cứu kịp thời.

Thông thường, qua siêu âm tim và đo chỉ số phân suất tống máu, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác dạng suy tim của bạn. Việc xác định đúng thể bệnh và nguyên nhân gây suy tim sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn suy tim tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

XEM THÊM:

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Gs. Khải hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

Tham khảo: www.verywell.com/heart-failure-the-basics-1746178