7 lưu ý về bệnh tim mà phụ nữ nên biết

A- A+

Cholesterol máu cao, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kì… là những yếu tố nguy cơ cao thúc đẩy quá trình phát triển bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Phụ nữ có thể nghĩ rằng ung thư vú là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất của họ. Nhưng thực sự thì - bệnh tim mới chính là kẻ giết người số 1 của họ, kể cả ở phụ nữ tuổi còn trẻ, tuy điều này chưa được nhận thức rõ ràng. Có 7 điểm cần biết về sự liên quan giữa bệnh tim và phụ nữ để giúp nhận biết các triệu chứng và các yếu tố nguy cơ như sau:

Nếu chỉ số cholesterol và huyết áp bình thường: không cần lo lắng về cơn đau tim - Đúng hay Sai?

Trả lời: Sai.

Chỉ số Cholesterol và huyết áp cao được coi là các yếu tố nguy cơ cao thúc đẩy quá trình phát triển bệnh tim, tuy nhiên ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng như tiền sử gia đình, cân nặng hay đường huyết…

Bệnh tim ở phụ nữBệnh tim chính là kẻ giết người số 1 của phụ nữ

Estrogen bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh tim, nên phụ nữ trẻ không phải quá lo lắng. Đúng hay Sai?

Trả lời: Sai.

Quan niệm sai lầm lớn nhất là phụ nữ trẻ sẽ không phải đối mặt với bệnh tim, hoặc không cần lo sợ về các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh này. Nhưng thực tế thì, phụ nữ trẻ vẫn có các cơn đau tim, chỉ có điều nó thường không gây tử vong.

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ - sẽ có nguy cơ bị bệnh tim. Đúng hay Sai?

Trả lời: Đúng.

Thông thường tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, tuy nhiên nó sẽ để lại những ảnh hưởng kéo dài, làm gia tăng nguy cơ bệnh tim.

Tiền sản giật làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim ở tuổi trung niên. Tiểu đường thai kỳ mở đường cho rối loạn dung nạp glucose, béo phì và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch sau này.

Biểu hiện: đổ mồ hôi, mệt mỏi hoặc đau bụng, buồn nôn, nôn cảnh báo một cơn đau tim ở phụ nữ. Đúng hay Sai?

Trả lời: Đúng.

Không nhất thiết phụ nữ phải có các triệu chứng "cổ điển" của nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực. Dấu hiệu đau tim ở phụ nữ còn có thể bao gồm đổ mồ hôi, mệt mỏi vô cớ, đau bụng, buồn nôn, nôn, thậm chí gồm cả khó chịu đường tiêu hóa, đau ở vai, lưng hay ở hàm…

Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp có thể không phải là dấu hiệu bệnh tim mạch. Đúng hay Sai?

Trả lời: Đúng.

Lưu ý với người bệnh tim mạchCác vấn đề liên quan đến nhịp tim chưa hẳn là một dấu hiệu của bệnh tim

Thông thường người ta hiểu các vấn đề liên quan đến nhịp tim đều có thể là một dấu hiệu của bệnh tim. Nhưng, đôi khi, những dấu hiệu này có thể là manh mối không liên quan đến sức khỏe tim mạch mà là dấu hiệu của một bệnh khác, như tuyến giáp, thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh hay stress….

Cơn bốc hỏa luôn là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh và không phải là dấu hiệu bệnh tim mạch. Đúng hay Sai?

Trả lời: Sai.

Những cơn nóng bừng – bốc hỏa thường do thay đổi nội tiết tố của tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, nhưng rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý tim mạch nhất định.

Điều này phụ thuộc vào biểu hiện của cơn bốc hỏa đó như thế nào và khi nào thì chúng xảy ra. Nếu cơn bốc hỏa xảy ra khi ngồi xem truyền hình, khi nói chuyện điện thoại thì đó có thể là do nội tiết tố thay đổi. Còn nếu cảm thấy nóng bừng sau khi cố gắng làm việc gì thì rất có thể đó là một triệu chứng của cơn đau thắt ngực.

Để giúp ngăn ngừa bệnh tim, phụ nữ nên sử dụng Aspirin hàng ngày. Đúng hay Sai?

Trả lời: Sai.

Không phải mọi phụ nữ đều cần sử dụng Aspirin hàng ngày. Tác dụng kháng viêm, chống kết tập tiểu cầu của Aspirin sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau tim ở người có tiền sử bệnh tim mạch. Việc  thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid – trong đó có Aspirin - đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ bệnh loét đường tiêu hóa và chảy máu não. Vì vậy, nếu phụ nữ không có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch thì rủi ro do Aspirin lớn hơn lợi ích của nó. Thế nên nếu không có yếu tố nguy cơ bệnh tim hay tiền sử gia đình nào thì hoàn toàn không nên sử dụng Aspirin hàng ngày.

XEM THÊM:

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Gs. Khải hướng dẫn cách sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim

Trích nguồn: http://www.webmd.com