Bệnh cơ tim giãn: Bước đệm của căn bệnh suy tim

A- A+

Bệnh cơ tim giãn một trong những nguyên nhân gây suy tim thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây suy giảm nặng nề chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Việc nắm rõ các thông tin về bệnh cơ tim giãn sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng gặp phải và phòng ngừa biến chứng suy tim hiệu quả.

Bệnh cơ tim giãn thường gặp phải ở nam giới tuổi trung niên

Bệnh cơ tim giãn thường gặp phải ở nam giới tuổi trung niên

Bệnh giãn cơ tim là gì?

Bệnh cơ tim giãn (Dilated Cardiomyopathy) là một bệnh lý về cơ tim, trong đó cơ tim suy yếu dần dần khiến trái tim không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể. Đây là bệnh lý cơ tim phổ biến nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Tình trạng cơ tim giãn nở thường bắt đầu từ tâm thất trái - buồng tim chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi này, khối lượng tâm thất trái sẽ gia tăng kèm theo tình trạng rối loạn chức năng tâm thu. Đây là lý do tại sao bệnh cơ tim giãn còn được gọi là hội chứng giãn thất trái không có tổn thương nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim. 

Tỷ lệ mắc bệnh cơ tim giãn nở trên thế giới là khoảng 6-8/100.000 người. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, giai đoạn nào ngay cả thai kỳ hoặc vài tuần, vài tháng sau sinh (bệnh cơ tim giãn trẻ em). Tuy nhiên, nam giới trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 50 (trung niên và thanh niên) sẽ có khả năng mắc bệnh căn bệnh này cao hơn.

Các nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn

Di truyền và tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh cơ tim giãn nở. Trong đó, nguyên nhân do di truyền chiếm khoảng 25 - 50% các trường hợp bệnh cơ tim giãn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh cơ tim giãn bao gồm:

  • Lạm dụng rượu, cocain hoặc một số loại thuốc gây độc cho tim (chẳng hạn như thuốc dùng trong hóa trị ung thư)
  • Nhịp tim nhanh bất thường trong thời gian dài
  • Bệnh tự miễn
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền
  • Nhiễm trùng cơ tim
  • Hẹp van tim
  • Một số kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân.
  • Tiểu đường, bệnh mạch vành, bệnh viêm cơ tim

Triệu chứng bệnh cơ tim giãn

Người bệnh cơ tim giãn nở giai đoạn muộn có các triệu chứng giống như suy tim

Người bệnh cơ tim giãn nở giai đoạn muộn có các triệu chứng giống như suy tim

Các bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn thường có triệu chứng như:

  • Đau tức ngực khi vận động hoặc gắng sức, đau thắt ngực nếu bệnh nhân bị bệnh mạch vành
  • Ho kéo dài
  • Mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng gắng sức
  • Mạch không đều hoặc mạch nhanh
  • Mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống
  • Khó thở khi vận động hoặc sau khi nằm xuống hoặc đang ngủ
  • Bụng phù to lên do tích tụ dịch (cổ trướng).
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân (ở người lớn)

Tuy nhiên, khoảng 10% các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ chụp X-quang tim phổi thấy bóng tim to hơn bình thường.

Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng cũng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bị giãn nở cơ tim thường không có dấu hiệu rõ ràng, ít thấy đau ngực, khó thở khi nghỉ ngơi… Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, những cơn khó thở về đêm xảy ra ngày càng nhiều hơn làm bệnh nhân không ngủ được và phải ngồi dậy để dễ thở. Hoặc có khi quá khó thở phải vào bệnh viện cấp cứu bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy tim ứ huyết.

Để giảm khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi và phòng ngừa suy tim do bệnh cơ tim giãn, bạn có thể sử dụng TPCN Ích Tâm Khang. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện đăng tải trên tạp chí Quốc tế và được nhiều người bệnh công nhận. Hãy gọi cho chúng tôi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

hotline

Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Các thăm khám cận lâm sàng như siêu âm tim, kiểm tra tim khi gắng sức, chụp mạch vành, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT, chụp X-quang ngực… sẽ giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán này, bác sĩ có thể xác định một số dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh cơ tim giãn như:

  • Thể tích tim tăng lên, cơ tim phì đại
  • Tiếng ran ở phổi (một dấu hiệu của sự tích tụ chất lỏng trong phổi), tiếng thổi tim, hoặc các âm thanh bất thường khác.
  • Gan to, tĩnh mạch cổ nổi.

Siêu âm tim sẽ giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn nở

Siêu âm tim sẽ giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn nở

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cần làm thêm 1 số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể đến như:

  • Chẩn đoán bệnh tự miễn bằng các xét nghiệm như: Kháng thể kháng nhân (ANA), tốc độ máu lắng (ESR)
  • Xét nghiệm kháng thể để xác định bệnh nhiễm trùng như Lyme hoặc HIV
  • Kiểm tra lượng sắt trong máu
  • Xét nghiệm T4 và TSH để xác định các vấn đề tuyến giáp.

Việc xác định nguyên nhân khiến cơ tim giãn nở rất quan trọng. Căn cứ vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và toàn diện hơn.

Bệnh cơ tim giãn có nguy hiểm không?

Bệnh cơ tim giãn nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, tắc mạch do huyết khối hay đột tử do rối loạn nhịp nếu không được điều trị từ sớm.

  • Suy tim: Trong giai đoạn đầu của bệnh, tâm thất bị giãn ra nhưng người bệnh không cảm thấy khó chịu gì. Bởi lúc này tim thực hiện cơ chế bù trừ bằng cách tăng nhịp tim, tăng co bóp tim. Đến giai đoạn sau, cả lưu lượng tim và thể tích nhát bóp đều giảm, thể tích tâm thu và tâm trương của tâm thất tăng lên, cơ tim phì đại. Tim không còn khả năng bù trừ và suy yếu, không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường. Suy tim chính là biến chứng của bệnh cơ tim giãn phổ biến nhất.
  • Huyết khối (cục máu đông) gây tắc mạch: Tim bơm máu kém khiến máu ứ lại tại tâm thất trái, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Sau đó, các cục máu đông đi theo dòng máu và gây tắc nghẽn, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tổn thương các cơ quan khác.
  • Đột tử do rối loạn nhịp tim: Những thay đổi trong cấu trúc tim và áp lực trong mỗi buồng tim có thể gây rối loạn nhịp tim khiến tim ngừng đập đột ngột (trụy tim). Thống kê cho thấy, có tới 50% bệnh nhân cơ tim giãn bị đột tử do rối loạn nhịp tim

Người bệnh cơ tim giãn có thể gặp biến chứng đột tử rất nguy hiểm

Người bệnh cơ tim giãn có thể gặp biến chứng đột tử rất nguy hiểm

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ của người bệnh cơ tim giãn nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như nguyên nhân gây bệnh, mức độ giãn cơ tim, thời điểm phát hiện và đáp ứng điều trị.

Nếu phát hiện bệnh từ sớm, có hướng điều trị phù hợp, kiểm soát tốt bệnh lý nền và ngăn chặn biến chứng xảy ra, người bệnh hoàn toàn có thể sống thọ như người bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh khi đã có biến chứng suy tim, tuổi thọ sẽ giảm đi nhiều. Theo thống kê cho thấy có ít hơn 50% người bệnh suy tim sống được nhiều hơn 5 năm và khoảng 25% sống hơn 10 năm sau khi được chẩn đoán suy tim.

Cách điều trị bệnh cơ tim giãn nở

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn nở phù hợp. Mục tiêu điều trị chủ yếu giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa tổn thương tim xảy ra.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh cơ tim giãn

Đây là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh cơ tim giãn nở. Tùy vào triệu chứng đang gặp phải, bạn sẽ phải dùng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc lợi tiểu (thường là lợi tiểu quai) khi có tăng áp động mạch phổi, ứ máu tại phổi và ngoại biên.
  • Thuốc giãn mạch nhằm giảm gánh nặng cho tim. Lựa chọn hàng đầu là nhóm ức chế men chuyển dạng Angiotensin.
  • Digitalis nếu bệnh nhân bị rung nhĩ có tần số thất cao.
  • Thuốc kháng vitamin K để phòng ngừa nguy cơ huyết khối gây tắc mạch.
  • Thuốc chống loạn nhịp, thường dùng nhất là Amio-darone
  • Thuốc chẹn bêta giao cảm như Carve-dilol, Biso-prolol hay Meto-prolol nhằm giảm tỷ lệ tử vong do suy tim tiến triển.

Dùng thực phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim để phòng suy tim 

Cùng với thuốc, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim là giải pháp mà nhiều người bệnh cơ tim giãn lựa chọn để làm tăng hiệu quả điều trị.

Nổi bật nhất trong dòng thực phẩm hỗ trợ người bệnh tim mạch đó là TPCN Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả với người bệnh tim mạch, suy tim. Theo nghiên cứu, Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực…; giảm kích thước các buồng tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh.

Rất nhiều người bệnh cơ tim giãn đã giảm được triệu chứng và nguy cơ gặp biến chứng suy tim nhờ sự có mặt của TPCN Ích Tâm Khang trong kế hoạch điều trị. Cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh cơ tim như vậy trong video sau:

Kinh nghiệm điều trị bệnh cơ tim của bà Vân (Hải Dương)

Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang và những lợi ích cho người bệnh tim mạch

Kiểm soát các bệnh lý nền và thay đổi lối sống

Để ngăn bệnh cơ tim giãn nở tiến triển, bạn cần kiểm soát tốt bệnh lý nền mắc phải như tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành… Đồng thời, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Cụ thể:

  • Giảm lượng rượu uống hàng ngày, hạn chế các loại rượu có nồng độ cồn cao và các loại rượu không có nguồn gốc rõ ràng. 
  • Có chế độ sống và làm việc thích hợp để hạn chế hiện tượng viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng
  • Làm việc trong môi trường thoáng khí, sạch sẽ, không có độc chất…

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ một năm ít nhất hai lần. Một khi thấy các dấu hiệu mệt, khó thở về đêm… xuất hiện nhiều hơn, hãy đến ngay bệnh viện để được điều chỉnh phác đồ điều trị.

Điều trị bệnh cơ tim giãn bằng phẫu thuật

Can thiệp, phẫu thuật sẽ được lựa chọn khi người bệnh dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Một số phương pháp can thiệp, phẫu thuật thường dùng để điều trị bệnh cơ tim thể giãn là:

  • Cấy máy tạo nhịp tim giúp điều trị nhịp tim chậm, giúp tim hoạt động nhịp nhàng
  • Cấy máy khử rung tim tạo xung điện ở tim ngăn ngừa những trường hợp loạn nhịp tim nguy hiểm
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) hoặc nong mạch vành để tăng lượng máu về tim, nuôi dưỡng các cơ tim bị suy yếu hoặc tổn thương
  • Phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.
  • Cấy thiết bị hỗ trợ tâm thất trái để hỗ trợ chức năng làm việc bình thường của tim.
  • Ghép tim: Ở những người bệnh có bệnh tiến triển, bác sĩ có thể cân nhắc cấy ghép tim. Đối với những đối tượng này, tỷ lệ sống sót 1 năm là 90% và trên 50% sống sót hơn 20 năm. Đây là phương thức điều trị tốt nhất mới đây cho bệnh cơ tim giãn không đáp ứng với điều trị nội nhưng chi phí còn khá cao.

Bệnh cơ tim giãn nở nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể có tiên lượng tốt và hồi phục chức năng tim hoàn toàn sau vài năm. Chỉ cần bạn luôn lắng nghe cơ thể, phát hiện bệnh sớm và có giải pháp điều trị phù hợp! 

Xem thêm: GS Phạm Gia Khải hướng dẫn cách chọn sản phẩm thảo dược tốt cho tim

Nguồn: nytimes