Bệnh cơ tim giãn một trong những nguyên nhân gây suy tim thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây suy giảm nặng nề chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Việc nắm rõ các thông tin về bệnh cơ tim giãn sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng gặp phải và phòng ngừa biến chứng suy tim hiệu quả.
Bệnh cơ tim giãn thường gặp phải ở nam giới tuổi trung niên
Bệnh cơ tim giãn (Dilated Cardiomyopathy) là một bệnh lý về cơ tim, trong đó cơ tim suy yếu dần dần khiến trái tim không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể. Đây là bệnh lý cơ tim phổ biến nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tình trạng cơ tim giãn nở thường bắt đầu từ tâm thất trái - buồng tim chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể. Khi này, khối lượng tâm thất trái sẽ gia tăng kèm theo tình trạng rối loạn chức năng tâm thu. Đây là lý do tại sao bệnh cơ tim giãn còn được gọi là hội chứng giãn thất trái không có tổn thương nguyên phát màng ngoài tim, van tim hay thiếu máu cơ tim.
Tỷ lệ mắc bệnh cơ tim giãn nở trên thế giới là khoảng 6-8/100.000 người. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, giai đoạn nào ngay cả thai kỳ hoặc vài tuần, vài tháng sau sinh (bệnh cơ tim giãn trẻ em). Tuy nhiên, nam giới trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 50 (trung niên và thanh niên) sẽ có khả năng mắc bệnh căn bệnh này cao hơn.
Di truyền và tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh cơ tim giãn nở. Trong đó, nguyên nhân do di truyền chiếm khoảng 25 - 50% các trường hợp bệnh cơ tim giãn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra bệnh cơ tim giãn bao gồm:
Người bệnh cơ tim giãn nở giai đoạn muộn có các triệu chứng giống như suy tim
Các bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn thường có triệu chứng như:
Tuy nhiên, khoảng 10% các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ chụp X-quang tim phổi thấy bóng tim to hơn bình thường.
Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng cũng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bị giãn nở cơ tim thường không có dấu hiệu rõ ràng, ít thấy đau ngực, khó thở khi nghỉ ngơi… Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, những cơn khó thở về đêm xảy ra ngày càng nhiều hơn làm bệnh nhân không ngủ được và phải ngồi dậy để dễ thở. Hoặc có khi quá khó thở phải vào bệnh viện cấp cứu bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy tim ứ huyết.
Để giảm khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi và phòng ngừa suy tim do bệnh cơ tim giãn, bạn có thể sử dụng TPCN Ích Tâm Khang. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện đăng tải trên tạp chí Quốc tế và được nhiều người bệnh công nhận. Hãy gọi cho chúng tôi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Các thăm khám cận lâm sàng như siêu âm tim, kiểm tra tim khi gắng sức, chụp mạch vành, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT, chụp X-quang ngực… sẽ giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn. Dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán này, bác sĩ có thể xác định một số dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh cơ tim giãn như:
Siêu âm tim sẽ giúp chẩn đoán bệnh cơ tim giãn nở
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cần làm thêm 1 số xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể đến như:
Việc xác định nguyên nhân khiến cơ tim giãn nở rất quan trọng. Căn cứ vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và toàn diện hơn.
Bệnh cơ tim giãn nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy tim, tắc mạch do huyết khối hay đột tử do rối loạn nhịp nếu không được điều trị từ sớm.
Người bệnh cơ tim giãn có thể gặp biến chứng đột tử rất nguy hiểm
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu. Bởi tuổi thọ của người bệnh cơ tim giãn nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như nguyên nhân gây bệnh, mức độ giãn cơ tim, thời điểm phát hiện và đáp ứng điều trị.
Nếu phát hiện bệnh từ sớm, có hướng điều trị phù hợp, kiểm soát tốt bệnh lý nền và ngăn chặn biến chứng xảy ra, người bệnh hoàn toàn có thể sống thọ như người bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh khi đã có biến chứng suy tim, tuổi thọ sẽ giảm đi nhiều. Theo thống kê cho thấy có ít hơn 50% người bệnh suy tim sống được nhiều hơn 5 năm và khoảng 25% sống hơn 10 năm sau khi được chẩn đoán suy tim.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn nở phù hợp. Mục tiêu điều trị chủ yếu giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa tổn thương tim xảy ra.
Đây là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh cơ tim giãn nở. Tùy vào triệu chứng đang gặp phải, bạn sẽ phải dùng 1 hoặc kết hợp nhiều loại thuốc dưới đây:
Cùng với thuốc, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim là giải pháp mà nhiều người bệnh cơ tim giãn lựa chọn để làm tăng hiệu quả điều trị.
Nổi bật nhất trong dòng thực phẩm hỗ trợ người bệnh tim mạch đó là TPCN Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả với người bệnh tim mạch, suy tim. Theo nghiên cứu, Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực…; giảm kích thước các buồng tim và ngăn ngừa suy tim tiến triển, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh.
Rất nhiều người bệnh cơ tim giãn đã giảm được triệu chứng và nguy cơ gặp biến chứng suy tim nhờ sự có mặt của TPCN Ích Tâm Khang trong kế hoạch điều trị. Cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh cơ tim như vậy trong video sau:
Kinh nghiệm điều trị bệnh cơ tim của bà Vân (Hải Dương)
Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang và những lợi ích cho người bệnh tim mạch
Để ngăn bệnh cơ tim giãn nở tiến triển, bạn cần kiểm soát tốt bệnh lý nền mắc phải như tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành… Đồng thời, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Cụ thể:
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ một năm ít nhất hai lần. Một khi thấy các dấu hiệu mệt, khó thở về đêm… xuất hiện nhiều hơn, hãy đến ngay bệnh viện để được điều chỉnh phác đồ điều trị.
Can thiệp, phẫu thuật sẽ được lựa chọn khi người bệnh dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Một số phương pháp can thiệp, phẫu thuật thường dùng để điều trị bệnh cơ tim thể giãn là:
Bệnh cơ tim giãn nở nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể có tiên lượng tốt và hồi phục chức năng tim hoàn toàn sau vài năm. Chỉ cần bạn luôn lắng nghe cơ thể, phát hiện bệnh sớm và có giải pháp điều trị phù hợp!
Xem thêm: GS Phạm Gia Khải hướng dẫn cách chọn sản phẩm thảo dược tốt cho tim
Nguồn: nytimes