Bệnh động mạch vành và nguy cơ nhồi máu cơ tim - Phần 1

A- A+

Trái tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể mỗi người. Nó làm việc đều đặn mỗi ngày như một chiếc máy bơm bền bỉ, để đưa dòng máu giàu oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng tất cả các cơ quan. Để có thể vận hành liên tục được như vậy trong suốt cả cuộc đời, trái tim được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu riêng đặc biệt, đó là hệ động mạch vành. Chính bởi vậy, khi những mạch máu này bị tổn thương hay tắc hẹp, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trái tim.

Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là gì? Và khi mắc bệnh, bạn sẽ cần phải điều trị như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh mạch vành và những lưu ý trong điều trị.

PHẦN 1: BỆNH MẠCH VÀNH - NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành còn có tên khác như suy động mạch vành, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Đây là tình trạng động mạch vành bị hẹp lại, do có sự tắc nghẽn ở trong lòng mạch hoặc do co thắt động mạch vành. Điều này sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim và khiến cho trái tim của bạn dần trở nên suy yếu. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh lý về tim mạch.

Hệ mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi tim

Hệ mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi tim

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh mạch vành là do sự tích tụ của các mảng bám ở trong lòng mạch. Quá trình này bắt đầu xảy ra khi các lớp lót bên trong của lòng động mạch bị tổn thương bởi các yếu tố nguy cơ như tuổi tác; hút thuốc lá; lượng cholesterol trong máu cao; bạn mắc bệnh tăng huyết áp; đái tháo đường; béo phì, ít vận động hay thường xuyên stress trong cuộc sống…

Cùng với thời gian, các phần tử chất béo, cholesterol, tiểu cầu và canxi sẽ bị lắng đọng lại tại vị trí tổn thương ở trên thành mạch. Những chất này có thể kích thích các tế bào của thành động mạch sản sinh ra các cytokine, dẫn đến tình trạng viêm và thu hút các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch. Sau khi vào thành động mạch, chúng sẽ trở thành các đại thực bào và bắt đầu hấp thụ các giọt chất béo, tiếp tục làm dày lên khối xơ vữa. Nhiều tế bào có thể vỡ ra, kết dính với tiểu cầu và hình thành những cục máu đông đủ lớn để gây tắc nghẽn lòng động mạch.

Động mạch vành bị tắc hẹp bởi mảng xơ vữa và cục máu đông

Động mạch vành bị tắc hẹp bởi mảng xơ vữa và cục máu đông

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh mạch vành

Quá trình xơ vữa của động mạch vành có thể tiến triển từ từ trong nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, cho đến khi sự tắc hẹp lớn dần lên và xuất hiện dấu hiệu điển hình là cơn đau thắt ngực.

Tình trạng đau ngực trong bệnh mạch vành thường khởi phát khi bạn gắng sức. Vị trí đau ở ngay sau xương ức, cảm giác đau nhói, thắt chặt, đau lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái. Biểu hiện đau có thể giảm bớt khi bạn nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc giãn mạch.

Nếu cơn đau xuất hiện lúc bạn hoàn toàn nghỉ ngơi hoặc cơn đau thắt nặng kéo dài trên 30 phút thì có thể là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp, khi đó bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để cấp cứu kịp thời.

Cũng có những trường hợp bị bệnh mạch vành mà không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau ngực nào, khi đó nó được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Tắc hẹp mạch vành tăng nguy cơ đột quỵ tim, rối loạn nhịp và suy tim

Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim cấp.

  • Suy tim: Khi một số vùng cơ tim của bạn bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng trong một thời gian dài, trái tim sẽ không còn đủ sức để đáp ứng được nhu cầu bơm máu của cơ thể, cuối cùng sẽ dẫn tới suy tim.
  • Rối loạn nhịp tim: Khi cơ tim bị tổn thương do thiếu máu đến nuôi dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động dẫn truyền điện trong tim, từ đó gây rối loạn nhịp tim của bạn.
  • Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi mảng xơ vữa và các cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng động mạch vành, làm hoại tử cơ tim. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp là rất lớn. Sau khi qua được cơn nhồi máu cơ tim cấp, bạn có thể bị các biến chứng suy tim và loạn nhịp.

TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực và phòng ngừa suy tim do bệnh mạch vành. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Bệnh mạch vành được chẩn đoán như thế nào?

Khi thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau thắt ngực bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được khám xét và phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành. Để chẩn đoán chắc chắn bạn có bị bệnh động mạch vành hay không, bác sĩ có thể hỏi kỹ về tiền sử bệnh của bạn, các triệu chứng bạn đang gặp phải và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết, có thể gồm có:

  • Điện tâm đồ: giúp ghi lại hoạt động điện của tim, qua đó để thấy được những bất thường chứng tỏ sự hiện diện của thiếu máu cơ tim cục bộ và vị trí của vùng thiếu máu. Nếu tình trạng lòng động mạch vành chỉ hẹp ở một mức độ nhẹ và vừa, thì những thay đổi trên điện tâm đồ sẽ chỉ xuất hiện khi bạn gắng sức. Khi đó bạn sẽ được thực hiện nghiệm pháp gắng sức, bằng cách đạp xe đạp hoặc chạy trên máy tập, và ghi lại điện tim để chẩn đoán bệnh động mạch vành.
  • Siêu âm tim: phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ nhìn thấy được những vùng cơ tim của bạn bị suy giảm chức năng do thiếu máu cơ tim gây ra.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim: Chất đồng vị phóng xạ sẽ được bơm vào mạch máu của bạn. Những vùng nào của cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ giảm hoặc không bắt được chất đồng vị phóng xạ và được phát hiện thông qua máy scan.
  • Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang: Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành. Thông qua biện pháp này bác sĩ sẽ biết được hệ thống động mạch vành của bạn bị hẹp, tắc tại vị trí nào, mức độ tắc hẹp ra sao và có bao nhiêu mạch máu bị tổn thương…

Khi được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành, bạn sẽ cần phải điều trị như thế nào để có hiệu quả tốt nhất, nhằm giảm cơn đau thắt ngực và phòng ngừa được các biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim.

Bạn đọc tiếp phần 2: Điều trị bệnh mạch vành và những lưu ý khi đi khám bệnh

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả