Bệnh tim bẩm sinh

A- A+

Ước tính cứ khoảng 100 trẻ chào đời thì có 1 trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh. Đây là những bất thường trong cấu trúc của tim phát triển từ trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinhcho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng thường có liên quan đến những tác động có hại ảnh hưởng đến quá trình mang thai của người mẹ. Những yếu tố nguy cơ chính gồm có:

  • Mẹ nhiễm virus: như Rubella, cúm, sởi, quai bị, Herpes… trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  • Mẹ sử dụng một số loại thuốc, uống rượu, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… trong thời gian mang thai
  • Mẹ mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt đường huyết khi mang thai
  • Trẻ bị bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể, ví dụ như mắc hội chứng Down.
  • Yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh tim bẩm sinh. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em có dị tật tim bẩm sinh, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ khác.

Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh do mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh do mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp

Khiếm khuyết tim bẩm sinh có thể xảy ra ở một hay nhiều vị trí ở trong tim, làm gián đoạn dòng chảy bình thường của máu qua tim, khiến cho dòng chảy của máu bị chậm lại hoặc đi sai hướng, không đến được đúng nơi cần thiết, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Những khiếm khuyết thường gặp bao gồm:

  • Khiếm khuyết ở van tim: có thể gây hẹp hở van tim 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi… 
  • Khiếm khuyết ở vách ngăn giữa các buồng tâm nhĩ và tâm thất trong tim: thường gặp nhất là thông liên nhĩ và thông liên thất.
  • Khiếm khuyết tại các động mạch và tĩnh mạch gần tim: như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi…

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh

Tùy thuộc vào loại dị tật và mức độ của bệnh, các triệu chứng của tim bẩm sinh có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ mới chào đời, hoặc chỉ xuất hiện khi trẻ đã lớn.

Dấu hiệu nhận biết tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh thường có những biểu hiện:

  • Hay bị ho, khò khè tái đi tái lại.
  • Rối loạn nhịp tim; thở nhanh; khi bú hay khóc vì khó thở
  • Da của trẻ thường xanh xao, lạnh và vã mồ hôi. Môi và đầu ngón tay, ngón chân có thể bị xanh tím.
  • Trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi
  • Trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân và có thể bị sụt cân. Tốt nhất trẻ nên được cân mỗi tháng một lần để đánh giá sự tăng trưởng.

Nếu trẻ đang có những triệu chứng này, cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm những bất thường về tim mạch.

Triệu chứng tim bẩm sinh ở người trưởng thành

Ở người trưởng thành, biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh có thể bao gồm:

Những triệu chứng trên có thể là do bệnh tim bẩm sinh cũng có thể là do nhiều vấn đề tim mạch khác. Khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào bạn cũng nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Nếu bạn hay con bạn không may mắc dị tật bẩm sinh, phát hiện bệnh ở tuổi thiếu niên, có các dấu hiệu mệt mỏi, khó thở mỗi khi gắng sức, bạn có thể tham khảo TPCN Ích Tâm Khang để hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển suy tim trong tương lai. Nếu cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 (trong giờ hành chính)

Bệnh tim bẩm sinh có nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tim bẩm sinh rất khác nhau. Có những dị tật nhẹ có thể không cần điều trị hoặc điều trị rất ít cho tới tuổi trưởng thành. Nhưng cũng có những dị tật nặng và phức tạp, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tới mạng sống của trẻ ngay từ lúc mới sinh. Trong nhiều trường hợp, biến chứng của tim bẩm sinh có thể phát triển khi trẻ đã trưởng thành.

Một số biến chứng có thể gặp, gồm có:

  • Rối loạn nhịp tim: có thể là do khuyết tật ở tim hoặc do sẹo sau phẫu thuật tim trước đó để lại, làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung điện trong tim và gây ra loạn nhịp. Tình trạng rối loạn nhịp tim đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí gây đột tử nếu không được điều trị đúng cách.
  • Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc): Nội tâm mạc là lớp màng mỏng lót ở trong tim. Khi có vi khuẩn hoặc vi trùng từ một phần khác của cơ thể (ví dụ như miệng) thâm nhập vào dòng máu tới tim, chúng có thể gây ra nhiễm trùng và dẫn tới viêm nội tâm mạc.

Người mắc bệnh tim bẩm sinh rất dễ bị viêm nội tâm mạc, nếu không được điều trị có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở trong tim và đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

 

  • Đột quy: Khi quá trình lưu thông máu trong tim bị cản trở, máu sẽ bị ứ đọng tại tim, tạo điều kiện hình thành nên những cục máu đông. Chúng có đi theo dòng máu, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ.
  • Suy tim: Theo thời gian, chức năng bơm máu của tim bị giảm sút, tim không còn khả năng bơm đủ máu để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, cuối cùng sẽ dẫn tới suy tim.

Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh

Hiện nay với những tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, có thể phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh từ tuần 12 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Phương pháp chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh sớm có thể giúp các bà mẹ an tâm hơn khi biết thai nhi khỏe mạnh, hoặc tạo cơ hội cho các bà mẹ có thai nhi bị khuyết tật tim bẩm sinh và các bác sỹ điều trị có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi bằng siêu âm

Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi bằng siêu âm

Điều trị dị tật tim bẩm sinh

Trẻ em hay người lớn bị bệnh tim bẩm sinh đều phải cần được thăm khám và theo dõi bởi một bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tuỳ từng loại dị tật tim bẩm sinh và mức độ của bệnh, mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu điều trị khác nhau, có thể chỉ cần dùng thuốc, cũng có thể cần phải thực hiện những phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật tim phức tạp để sửa chữa các khiếm khuyết.

Nhìn chung, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ hay người lớn mắc dị tật tim bẩm sinh đều có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tim bẩm sinh gồm có:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Với dị tật tim bẩm sinh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc để giúp tim làm việc hiệu quả hơn, nhằm cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng của bệnh, ví dụ như thuốc ngăn ngừa cục máu đông hay thuốc chống loạn nhịp tim
  • Can thiệp qua đường ống thông: Một số dị tật tim bẩm sinh như thông liên nhĩ lỗ thứ hai, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ… có thể được sửa chữa bằng cách sử dụng kỹ thuật thông tim can thiệp.

Với kỹ thuật này, các bác sĩ có thể thực hiện sửa chữa những dị tật ở tim thông qua một đường ống thông, mà không cần phải phẫu thuật mở lồng ngực và tim, bởi vậy ít gây nhiễm khuẩn và không làm mất nhiều máu, thời gian hồi phục nhanh. Phương pháp này hiện nay đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên giá thành còn cao và không phải loại dị tật nào cũng có thể áp dụng được.

  • Phẫu thuật tim: Với những trường hợp nặng, không thể can thiệp để sửa chữa các khiếm khuyết tim, bác sĩ có thể chỉ định mổ tim để sửa chữa.
  • Ghép tim: Nếu khuyết tật tim nghiêm trọng không thể sửa chữa được, người bệnh có thể phải ghép tim để duy trì cuộc sống.

Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước như: bệnh viện Bạch Mai, viện Tim, Việt Đức ở Hà Nội; Bệnh viện Trung Ương Huế ở khu vực miền Trung; hay viện Tim Tâm Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất ở TPHCM… đều đã có thể thực hiện thành công những ca can thiệp và phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp. Chi phí điều trị có thể khoảng vài chục triệu cho tới trên 100 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ bệnh và loại dị tật tim bẩm sinh đơn giản hay phức tạp.

Chung sống với bệnh tim bẩm sinh

Triển vọng cho những trẻ em có dị tật tim bẩm sinh ngày hôm nay tốt hơn nhiều so với trong quá khứ. Nhưng đối với trẻ bị tim bẩm sinh, sự chăm sóc của cha mẹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giúp con có một cuộc sống khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị dị tật tim bẩm sinh đúng cách

Sự chăm sóc của cha mẹ đóng vai trò quan trọng để trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường

Sự chăm sóc của cha mẹ đóng vai trò quan trọng để trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có cuộc sống khỏe mạnh bình thường

Với người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh cần được thăm khám và kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi tiến hành bất kỳ một thủ thuật y tế hay nha khoa nào cũng cần phải thông báo với bác sĩ về bệnh tim bẩm sinh để được dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn viêm nội tâm mạc.

Những phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh có ý định sinh con, nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc về những rủi ro cho sức khỏe. Hầu hết những phụ nữ bị dị tật tim đơn giản có thể mang thai và sinh nở bình thường. Tuy nhiên, em bé của bà mẹ bị dị tật tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, vì vậy trong quá trình mang thai mẹ phải lưu ý rất cẩn thận để giữ gìn sức khỏe và có một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa những loại thuốc và hóa chất độc hại. Đồng thời, cần thực hiện khám thai đầy đủ theo định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trên tim của bé.

Đối với những phụ nữ có ý định tránh thai cũng nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn áp dụng những biện pháp an toàn nhất. Bởi trong một số trường hợp dị tim bẩm sinh, có thể cần phải tránh các biện pháp như sử dụng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng.

Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh

Để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, người phụ nữ cần có các biện pháp phòng ngừa trước và trong khi mang thai:

  • Trước khi mang thai nên tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh như cúm, sởi, quai bị, rubella. Vắc xin cần được tiêm ít nhất 1 tháng trước khi quyết định có thai.
  • Trong thời gian mang thai, thai phụ nên kiêng tiếp xúc với hoá chất độc hại, hút thuốc lá, uống rượu. Hạn chế đến những nơi đông người có khả năng lây nhiễm cao (hội chợ, nhà ga, bến xe…), nhất là trong thời kỳ dịch bệnh do virus. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc trong khi mang thai cần hạn chế tối đa, nếu có phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi dùng.

Sức khoẻ trẻ thơ là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển, trưởng thành và đạt được những thành công trong tương lai. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và cẩn trọng của người mẹ ngay từ khi quyết định có thai, qua đó hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ. Nếu như không may mắc bệnh, thì việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cũng có ý nghĩa quan trọng để giúp trẻ khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Bố mẹ hãy luôn là người theo sát, chăm sóc con để trẻ có sức khoẻ tốt nhất, dù có mắc bệnh tim bẩm sinh hay không.

 Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng và phòng ngừa suy tim do bệnh tim bẩm sinh.

Nguồn tham khảo:
http://www.webmd.com
http://www.heart.org

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả