Cơ thể sẽ làm gì khi trái tim mệt mỏi

A- A+

Khi trái tim suy yếu, lượng oxy cung cấp đến các cơ quan không đủ thì cơ thể sẽ lên tiếng và hình thành các cơ chế bù trừ để duy trì lượng máu đến các cơ quan.

Như rất nhiều các nhà khoa học đã khẳng định, suy tim chính là "con đường chung cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch". Tuy nhiên con đường đi đến suy tim ở mỗi người lại có rất nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có những thời điểm dù trái tim đã "mỏi mệt" nhưng người bệnh vẫn không hề nhận thấy bất kì dấu hiệu gì trên lâm sàng. Đó là do từ khi bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên về sự suy yếu của trái tim, lượng oxy cung cấp đến các cơ quan không đủ thì cơ thể sẽ lên tiếng và hình thành các cơ chế bù trừ để duy trì lượng máu đến các cơ quan, cải thiện chức năng co bóp của tim đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.

cơ thể sẽ lên tiếng khi tim suy yếu

Cơ thể sẽ lên tiếng khi trái tim suy yếu

Suy tim và các cơ chế bù trừ

  1. Giãn sợi cơ tâm thất: Đây là phản ứng thích ứng đầu tiên của tim để tránh quá tăng thể tích và áp lực khi lượng máu tống đi giảm trong khi lượng máu về tim không thay đổi. Vì điều này trước mắt có lợi theo định luật Frank-Starling: Định luật này biểu thị mối quan hệ giữa mức độ kéo dài của các sợi cơ thất và khả năng tống máu của thất: Máu đổ về tim nhiều hơn thì thất càng phải chứa nhiều máu, các sợi cơ thất bắt đầu bị căng giãn làm cho sức co bóp tống máu của thất mạnh hơn cho tới một giới hạn nhất định thì quan hệ đó lại diễn ra ngược lại, tức là khả năng co của tim giảm.
  2. Phì đại cơ tim: Ứ trệ máu ở tim gây tăng áp lực lên thành tâm thất sẽ kích thích cơ tim tăng sinh tổng hợp protein trong các tế bào cơ tim và làm phì đại thất, tăng khối lượng co bóp của cơ tim nhằm tăng sức co bóp, duy trì chức năng bơm của tim. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ làm thay đổi cấu trúc của cơ tim và làm suy giảm chức năng tim.
  3. Hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm: Hệ thần kinh giao cảm là một trong hai thành phần chính của hệ thần kinh thực vật cùng với hệ phó giao cảm, tham gia điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có hệ thống tuần hoàn. Hệ thần kinh giao cảm hoạt động thông qua việc tiết ra các chất trung gian hóa học như: Adrenalin và Noadrenanlin (hay gọi chung là các Catecholamin) từ đó duy trì hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan. Khi hệ thần kinh giao cảm được hoạt hóa quá mức sẽ làm tăng giải phóng các catecholamine vào máu dẫn đến co mạch, tăng nhịp tim và tăng sức co bóp cơ tim.
  4. Hoạt hóa hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAA): Là một hệ thống các hormon làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào trong cơ thể người. Khi thể tích máu trong cơ thể hạ thấp khiến huyết áp giảm, thận sẽ bài tiết một enzym có tên là Renin. Renin sẽ kích thích sự sản sinh Angiotensin. Tăng lượng Angiotensin trong máu sẽ gây co mạch, giữ muối nước, giúp tăng tiền tải và tăng sức co bóp cơ tim.
  5. Tăng tiết Arginine-Vasopressin: Arginine-Vasopressin do vùng dưới đồi - tuyến yên khi được kích hoạt tiết ra nên thường được huy động muộn hơn, đây là các hormon chống lợi niệu, làm tăng cường tác dụng co mạch của Angiotensin đồng thời làm tăng tái hấp thu nước ở thận và giữ nước. Chính vì vậy làm tăng tiền tải, giúp cải thiện khả năng cung cấp máu của tim.
  6. Tăng tiết các peptid, tăng thải Natri của tâm nhĩ và tâm thất: Gây giãn mạch và lợi tiểu (tăng thải natri). Cơ chế bù trừ này giúp cơ thể giảm bớt lượng muối-nước ứ đọng do các cơ chế bù trừ khác gây ra.
  7. Tăng tiết các Endothelin: Endothelin là một peptid co mạch mạnh được tế bào nội mạc thành mạch tổng hợp và phóng thích ra. Các chất co mạch trước hết duy trì được huyết áp cần thiết cho hoạt động của cơ thể, bảo đảm việc cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng nhất cho sự sống là não và tim

Xem thêm:
* Đan sâm vị thuốc quý cho bệnh tim mạch
* Tác dụng L - caitine đối với các bệnh tim mạch

Các cơ chế bù trừ này rất hữu ích cho tim trong giai đoạn đầu, nhằm giúp làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim và duy trì huyết áp động mạch. Tuy nhiên, các cơ chế bù trừ này chỉ duy trì được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu với cơ tim đã bị suy yếu: Làm thay đổi cấu trúc tim; co động mạch làm tăng áp lực lên tim và càng làm tăng công của cơ tim; co tĩnh mạch làm máu trở về tim nhiều hơn và làm tăng gánh nặng cho tim. Sức co bóp cơ tim càng bị suy giảm do bị tăng gánh, cơ tim luôn luôn phải có những biện pháp thích ứng mới, một vòng luẩn quẩn được hình thành làm cho tình trạng suy tim ngày càng tiến triển xấu hơn.

Chính vì vậy các bệnh nhân tim mạch cần chú trọng và chăm sóc cho trái tim nhiều hơn. Cụ thể là, phát hiện sớm nguy cơ suy tim ngay khi chưa có triệu chứng rõ ràng và sử dụng các thuốc bổ trợ để tăng cường năng lượng đồng thời giúp giảm gánh nặng cho tim, làm chậm tiến trình suy tim.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giúp tăng cường sức khỏe trái tim

TPCN Ích Tâm Khang - Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành