Dấu hiệu đau tim ở nam giới

A- A+

Nếu bạn cảm thấy đau thắt ngực, nặng ngực, khó thở, hay khó chịu vùng ngực… thì rất có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim.

Đau tim ở nam giới có phải luôn có triệu chứng rõ ràng?

Qua ti vi bạn thường thấy khi bị đau tim, người đàn ông sẽ nắm chặt ngực với khuôn mặt đau đớn và luôn ngã gục xuống đất. Nhưng sự thực thì trong cuộc sống, không phải lúc nào những dấu hiệu của cơn đau tim ở nam cũng rõ ràng như thế. Đúng là nhiều người có triệu chứng y như thế, ngược lại, rất nhiều người khác thì không, thậm chí một số người cho biết họ chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ, không được thoải mái, hoặc như có vật gì đè nặng ở ngực.

Những dấu hiệu đau thắt ngực, khó chịu có thể đến nhanh hay chậm, thoáng qua một vài phút hoặc kéo dài hơn. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Critical Care - Mỹ vào năm 2008 cho hay đàn ông thường có các triệu chứng đau ngực nặng hơn so với phụ nữ và tăng lên khi gắng sức.

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho kết quả khoảng 10% nam giới không có bất kỳ biểu hiện đau ngực nào, kể cả những người bị tiểu đường có cơn đau tim cũng không cảm thấy đau đớn. Các nhà nghiên cứu đó đã thống kê những dấu hiệu thường gặp khi bị một cơn đau tim ở những nam giới này, như sau:

  • Khó chịu hay đau ở các khu vực như một hoặc cả hai cánh tay, hàm, cổ, lưng, dạ dày.
  • Cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, cảm giác khó thở, có đổ mồ hôi.

Đàn ông thường có triệu chứng đau ngực nặng hơn so với phụ nữĐàn ông thường có triệu chứng đau ngực nặng hơn so với phụ nữ

Xem thêm:

* Tác dụng L - caitine đối với các bệnh tim mạch
* TPCN Ích Tâm Khang - Giải pháp hỗ trợ điều trị giúp làm giảm triệu chứng đau thắt ngực, khó thở do cơn đau tim hoặc các bệnh tim mạch gây ra.

Khi nào thì cần gọi ngay cấp cứu?

Có tới một nửa trường hợp tử vong do đột quỵ tim xảy ra ở ngoài bệnh viện. Điều đó nghĩa là chúng ta thường không nhận biết được hoặc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm. Theo nghiên cứu công bố năm 2010 trên Tạp chí Điều dưỡng tim mạch thì đa phần bệnh nhân nam giới chỉ gọi 911 sau 6 giờ kể từ khi họ có các dấu hiệu đau tim.

Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Holli A. Devon cho biết: "Rất nhiều người nhập viện trong tình trạng quá muộn. Vậy nên chúng tôi khuyên mọi người cần gọi cấp cứu ngay trong vòng 5 phút – khi mà những dấu hiệu ban đầu không được giảm bớt. Tới bệnh viện kịp thời, các thầy thuốc có thể cho bạn sử dụng thuốc chống đông, khôi phục dòng máu tới cơ tim và hạn chế được rất nhiều rủi ro. Như thế, cơ hội phục hồi sẽ cao hơn, biến chứng cũng như nguy cơ tử vong sẽ thấp hơn nhiều".

Khi thấy các dấu hiệu đau tim cần gọi cấp cứu ngay trong vòng 5 phútKhi thấy các dấu hiệu đau tim cần gọi cấp cứu ngay trong vòng 5 phút

Người bệnh không được chủ quan!

Bất kỳ khi nào có dấu hiệu của cơn đau tim, bạn không nên cố gắng tự mình lái xe đến bệnh viện mà hãy gọi ngay cấp cứu. Với một số trường hợp nặng, việc thực hiện cấp cứu có thể ở ngay trên xe cứu thương: bệnh nhân được cung cấp oxy, thuốc trợ tim, thuốc giảm đau; được theo dõi nhịp tim và các dấu hiệu sinh tồn. Cho tới khi đến bệnh viện thì tình trạng của bệnh nhân sẽ được cập nhật để bác sĩ tiếp nhận và có biện pháp cấp cứu tiếp theo nhanh nhất. Việc đến phòng cấp cứu bằng xe cứu thương thì tốc độ di chuyển tới bệnh viện sẽ nhanh hơn vì đây là phương tiện được ưu tiên nhường đường.

Thông thường bệnh nhân nam do dự khi gọi tới cấp cứu bởi:
- Chưa chắc chắn các dấu hiệu mình cảm thấy có đúng là của một cơn đau tim không.
- E ngại về chi phí của xe cứu thương cũng như viện phí.
- Ngại ngùng vì có thể họ nhầm lẫn với triệu chứng đơn giản như chứng ợ nóng.

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng các bác sĩ sẽ không hề quan trọng những điều này. Tiến sĩ Devon chia sẻ: "Ranh giới giữa sự sống và cái chết là rất mong manh ở những người đột quỵ tim. Đừng để cảm giác xấu hổ làm mất đi cơ hội sống của chính mình".

Xem thêm: 

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim

Trích nguồn: http://www.webmd.com