Đau tim, cơn đau nhói vùng tim

A- A+

Đau tim, đau nhói tim là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu cơ tim. Các triệu chứng có thể đến và qua đi nhanh chóng, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể là dấu hiệu cho biết một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm sắp xảy ra.

Đau tim là bệnh gì?

Đau tim là một thuật ngữ thường để chỉ chung cho các biểu hiện đau ngực của bệnh tim, xảy ra khi dòng máu đến nuôi dưỡng cơ tim bị chặn lại. Bạn có thể có cảm giác đau nhói, căng tức, nặng nề ở vùng tim (hay vùng ngực trái)

Nguyên nhân đau tim chủ yếu thường là do bệnh động mạch vành, liên quan đến sự tích tụ của các chất béo ở trong lòng động mạch, hình thành nên các mảng bám và gây ra bít tắc. Trong một số trường hợp, có thể là do động mạch vành bị co thắt bởi các tác nhân ngoài tim như chất nicotin trong khói thuốc lá, hay tình trạng căng thẳng stress kéo dài. Hậu quả của các tình trạng trên là làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim và khiến bạn có cảm giác đau tim.

 Triệu chứng đau tim cảnh báo tình trạng thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành

 Triệu chứng đau tim cảnh báo tình trạng thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành

Đôi khi, mọi người có thể bị nhầm lẫn giữa một cơn đau tim do bệnh tim mạch và triệu chứng đau nhói ở vùng ngực do nhiều nguyên nhân khác gây nên như tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đau dây thần kinh hay các bệnh lý tại phổi…

Nhưng dù với nguyên nhân là gì, cơn đau tim thoáng qua hay xuất hiện dai dẳng, thì biểu hiện đau tim cũng là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch. Bởi vậy, nếu bạn có cảm giác đau ở vùng tim, hãy sớm đi khám để có được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng đau tim gồm những gì?

Triệu chứng đau tim rất khác nhau ở mỗi người, nó có thể chỉ xảy ra khi bạn hoạt động gắng sức hay căng thẳng (được gọi cơn đau thắt ngưc ổn định), hoặc xảy ra bất cứ lúc nào thậm chí cả khi nghỉ ngơi, đang ngủ hay đang sinh hoạt bình thường (được gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định). Có những người trải qua cơn đau nhói ở vùng tim âm ỉ, kéo dài, nhưng cũng có người chỉ bị cơn đau tim nhẹ, thoáng qua, hoặc có những trường hợp cảm giác đau dữ dội như dao đâm.

Một cơn đau tim điển hình thường bắt đầu ở vùng ngực, với cảm giác ngực bị đè nặng, tức ngực hoặc đau thắt. Sau đó lan dần ra sau cổ hoặc hàm, vai, cánh tay (thường là tay trái). Đau có thể kéo dài trong khoảng một vài phút, với tần suất rất khác nhau, có thể vài lần trong một ngày, cũng có thể vài tuần hay vài tháng mới xuất hiện một lần. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau nặng hơn khi vận động, di chuyển và có thể kèm theo một số triệu chứng như khó thở, đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn và nôn… Các cơn đau thường giảm khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực (thuốc nhóm nitrat đặt dưới lưỡi)

TPCN Ích Tâm Khang giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau tim, đau thắt ngực, phòng ngừa nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả đăng tải trên tạp chí quốc tế. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại  0983.103.844 - 0964.781.612 để được tư vấn chi tiết.

Khi nào đau tim trở nên nguy hiểm?

Cơn đau tim trở nên nguy hiểm khi các triệu chứng của nó trở nên trầm trọng hoặc kéo dài trên 15 phút và không giảm bớt cho dù bạn nghỉ ngơi hoặc ngậm thuốc giảm đau thắt ngực. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Lúc này, bạn cần ngay lập tức gọi đến số điện thoại 115 hoặc thông báo với người thân để được đưa đi cấp cứu, nhằm hạn chế tối đa biến chứng và nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Kinh nghiệm của một số người bệnh sống sót sau nhồi máu cơ tim cho biết, đau tức vùng ngực kèm theo đổ mồ hôi lạnh bất thường ở đầu, bụng đầy trướng, buồn đi cầu là dấu hiệu cho biết cơn nhồi máu cơ tim đã đến.

Thời gian tốt nhất để một cơn đau tim được tiếp cận với điều trị là trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi khởi phát những triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự trì hoãn hay chậm trễ nào cũng sẽ khiến cho trái tim bị tổn thương nặng nề hơn và giảm cơ hội sống sót của bạn.

Xem thêm: 9 dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim dễ bị bỏ qua

Điều trị đau tim bằng cách nào hiệu quả?

Để điều trị đau tim, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc hay thực hiện những thủ thuật can thiệp hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh của bạn.

Điều trị nội khoa

Trong điều trị nội khoa, người ra dùng các thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường máu lưu thông đến nuôi dưỡng cho tim, kết hợp với các thuốc các thuốc tiêu huyết khối và giảm stress cho người bệnh:

- Thuốc giãn động mạch vành (nhóm nitrat): Thường được dùng đặt dưới lưỡi, để giúp làm giãn các động mạch vành tim, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Thuốc làm tan huyết khối hay thuốc chống đông (như As pi rin): Điều trị đau tim do các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch vành.

- Thuốc chống trầm cảm: Đôi khi cơn đau tim xuất hiện hoặc tăng nặng lên do tình trạng căng thẳng, stress hoặc những hoảng loạn từ tâm lý, lúc này thuốc trầm cảm sẽ rất hữu ích để giúp làm giảm biểu hiện đau. 

Ngoài các thuốc kể trên, một số thảo dược có khả năng giãn mạch hiệu quả cũng được ứng dụng trong điều trị cơn đau tim. Trong đó, Đan sâm là loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu tại Đại học Hoshi của Nhật Bản cho thấy, hoạt chất sinh học có trong Đan Sâm có khả năng làm giãn động mạch vành, tăng cường máu lưu thông đến nuôi tim, nhờ đó làm giảm tần suất và mức độ các cơn đau tim. 

Đáng chú ý tại Việt Nam, Đan sâm kết hợp với các thành phần khác như Cao natto, L – caitine, Hoàng đằng… trong sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch như TPCN Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy khả năng cải thiện các triệu chứng đau tim, đau tức ngực, khó thở, ho phù ở người có bệnh tim. Từ đó, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ, như chia sẻ của người bệnh dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị đau tim, đau thắt ngực do tắc hẹp mạch vành hiệu quả

Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật

- Nong mạch và đặt stent mạch vành: được chỉ định khi bạn có cơn đau thắt ngực không ổn định, hoặc có cơn đau thắt ngực ổn định nhưng việc thay đổi lối sống và dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Đây là một thủ thuật can thiệp nhằm đưa một quả bóng nhỏ và ống stent vào trong lòng động mạch của bạn, tại vị trí bị tắc hẹp. Khi bóng được bơm căng, ống stent sẽ được cố định ở trong lòng mạch, giúp mạch máu mở rộng ra và cải thiện lưu lượng máu tới nuôi tim, từ đó làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau thắt ngực.

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: được thực hiện khi mạch vành bị tổn thương nghiêm trọng và các biện pháp khác không còn hiệu quả. Phẫu thuật này giúp tạo ra một cầu nối, nhằm đưa thẳng máu từ các động mạch hoặc tĩnh mạch khác trong cơ thể đến nuôi dưỡng cơ tim, bỏ qua động mạch vành bị tắc hẹp.

Xem thêm: Những lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Lối sống lành mạnh giúp làm giảm đau tim

Duy trì lối sống lành mạnh là một yếu tố không thể thiếu để giúp làm giảm và ngăn ngừa các cơn đau tim của bạn. Bạn cần:

- Thực hiện chế độ ăn uống cho người bệnh mạch vành với ít chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol, muối và tăng cường các loại trái cây, rau, và ngũ cốc. Bạn cũng nên cân đối khẩu phần ăn về các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, sữa và các sản phẩm không có chất béo.

Giảm đau tim với chế độ ăn giàu rau xanh và chất xơ

 Giảm đau tim với chế độ ăn giàu rau xanh và chất xơ

- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì

- Tăng cường hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình những bài tập an toàn, hiệu quả và vừa sức.

- Bỏ thuốc lá hoàn toàn nếu bạn có hút thuốc lá.

- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan bao gồm tăng cholesterol máu, huyết áp cao, bệnh tiểu đường.

Nếu đang bị đau tim, dù thoáng qua hay bị lâu, bạn cũng nên  duy trì một lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ để có được trái tim khỏe mạnh. Đồng thời, bạn đừng quên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị phù hợp và phòng tránh những rủi ro không đáng có của bệnh.

Kinh nghiệm chữa bệnh tim hiệu quả

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng