Dày thất trái, bước đệm dẫn đến suy tim do tăng huyết áp

A- A+

Dày thất trái được coi như một mối nguy thường trực đối với sức khỏe tim mạch của người bệnh tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị sớm.

Dày thất trái là gì?

Dày thất trái là sự phì đại và dày lên của thành tâm thất trái – buồng tim phía dưới, bên trái của tim, làm nhiệm vụ bơm máu giàu oxy từ tim tới nuôi dưỡng mọi cơ quan trong cơ thể.

Dày thất trái thường là hậu quả của tình trạng tăng huyết áp lâu năm không được kiểm soát tốt. Khi tim phải làm việc gắng sức để thắng được sức cản của thành mạch, thành cơ tim sẽ trở nên dày hơn, kích thước của buồng tim cũng sẽ tăng lên do cơ tim giãn nở. Lúc này thành cơ tim sẽ mất đi tính đàn hồi và không thể bơm máu cung cấp đủ với nhu cầu của cơ thể, cuối cùng dẫn đến suy tim.

Triệu chứng của dày thất trái

Những triệu chứng của dày thất trái có thể bao gồm:

  • Nặng ngực, đau ngực, thường gặp sau khi hoạt động thể lực
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác nhịp tim nhanh dồn dập trong lồng ngực (đánh trống ngực) hoặc rung tim
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Đau ngực là một trong những triệu chứng thường gặp của dày thất trái

Đau ngực là một trong những triệu chứng thường gặp của dày thất trái

Nếu bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, hãy đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch ngay lập tức:

  • Đau thắt ngực kéo dài hơn 5 phút
  • Khó thở trầm trọng
  • Choáng váng hoặc bất tỉnh lặp lại nhiều lần

Đặc biệt người bệnh nên đi khám sức khỏe thường xuyên nếu có thói quen hút thuốc lá hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì.

Nguyên nhân gây dày thất trái

Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây dày thất trái. Ngoài ra còn có thể do một số bệnh lý sau:

- Yếu tố nguy cơ:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ mắc dày thất trái cao hơn.
  • Cân nặng: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và dày thất trái.
  • Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền có liên quan đến việc phát triển dày thất trái.
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Giới tính: Nữ giới mắc tăng huyết áp có nguy cơ mắc dày thất trái cao hơn nam giới có cùng số đo huyết áp.

Dày thất trái có nguy hiểm không?

Sự dày lên của tâm thất trái có thể làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của tim, khiến hệ thống điện tim bị rối loạn, cơ tim bị suy yếu dần không còn đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể, cuối cùng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Chẩn đoán dày thất trái trên điện tim (điện tâm đồ)

Để chẩn đoán dày thất trái, đầu tiên các bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, sau đó kiểm tra huyết áp, chức năng tim của bệnh nhân, và thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Điện tâm đồ: phương pháp này giúp ghi lại các tín hiệu điện tim, qua đó giúp bác sĩ phát hiện được chức năng tim bất thường và sự tăng mô cơ tâm thất trái, được gọi là hình ảnh dày thất trái trên điện tim hay trên điện tâm đồ.
  • Siêu âm tim: Hình ảnh siêu âm tim có thể cho thấy các mô cơ bị dầy lên ở tâm thất trái, lưu lượng máu qua tim trong mỗi nhát bóp và các bất thường liên quan đến phì đại thất trái, như hẹp van động mạch chủ.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Có thể cho thấy hình ảnh của trái tim giúp chẩn chẩn đoán dày thất trái.

Phương pháp điều trị dày thất trái

Việc điều trị dày thất trái nhằm mục tiêu hạn chế sự phát triển dày lên của tâm thất trái và ngăn ngừa ngừa biến chứng, có thể dùng thuốc hay phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Ngăn ngừa sự dày lên của tâm thất trái

Thuốc điều trị tăng huyết áp có thể giúp ngăn ngừa sự dày lên của tâm thất trái. Bác sỹ điều trị có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế men chuyển ACE giúp làm mở rộng mạch máu, giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm khối lượng công việc của tim.
  • Các thuốc đối kháng thụ thể Angiotesin II cũng có tác dụng tương tự như chất ức chế ACE.
  • Thuốc chẹn beta có thể ngăn chặn tác động của hormone adrenalin, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp.
  • Thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp làm giảm huyết áp cho bệnh nhân.
  • Những loại thuốc lợi tiểu như thi azid có thể tạo điều kiện cho việc lưu thông máu được tốt hơn, giảm huyết áp.

Nếu nguyên nhân gây dày thất trái xuất phát từ bệnh lý của van động mạch chủ, có thể cần thực hiện phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van động mạch chủ.

Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp

Phòng ngừa các biến chứng của dày thất trái

Dày thất trái được xem là bước đệm dẫn đến suy tim ở người bệnh tăng huyết áp, Thời gian đầu người bệnh có thể cảm thấy nặng ngực, khó chịu vùng ngực trái, sau đó họ có thể phải đối mặt với những cơn đau tim thường xuyên, và nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử.

Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống như Đan sâm, Hoàng đằng, kết hợp với L-caitin có khả năng chống lại sự tăng sinh của các mô cơ ở tâm thất trái, đồng thời làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, cải thiện chức năng tim, giúp ngăn ngừa sự dày lên của tâm thất trái và phòng chống nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp hiệu quả.

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu về Tpcn Ích Tâm Khang có chứa Đan sâm, Vàng đằng và L-caitin đã được đăng tải trên Tạp chí khoa học đời sống toàn cầu của Canada, cho thấy sản phẩm có tác dụng cải thiện chức năng tim và phòng chống suy tim hiệu quả cho người bệnh tim mạch.

Chia sẻ kinh nghiệm ngăn ngừa suy tim do tăng huyết áp hiệu quả

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát được huyết áp và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của dày thất trái.

  • Giảm muối ăn, ăn nhạt hơn bình thường
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no (có trong mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, nước hầm xương, đồ ăn chiên rán…)
  • Hạn chế uống rượu, bia
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh bị lạnh đột ngột.

Nguyên nhân chủ yếu gây dày thất trái là do tăng huyết áp. Chính vì vậy, việc sử dụng những phương pháp điều trị tăng huyết áp kết hợp với thay đổi lối sống có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa được nguy cơ dày thất trái và phòng chống suy tim.

Xem thêm: 

Muối cho người cao huyết áp

Dinh dưỡng cho người cao huyết áp

Nguồn tham khảo: https://www.drugs.com/mcd/left-ventricular-hypertrophy