Đột qụy có phải là cơn đau tim?

A- A+

Đột quỵ và đau tim liên quan đến sự hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch và có những biểu hiện làm cho người bệnh rất khó phân biệt.

Tuy vậy, hai căn bệnh này có nhiều điểm khác nhau, cơn đau tim là cơn đau có liên quan đến tim, còn tai biến mạch máu não hay đột quỵ liên quan đến não.

dot_quy_va_dau_tim

Hình minh họa: Đột quỵ và đau tim

Đột qụy

Nguyên nhân đột quỵ

Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cấp cho não, xảy ra khi một mạch máu nuôi não bị nghẽn tắc (còn gọi là nhũn não) hoặc mạch máu nuôi não bị vỡ (đột quỵ do xuất huyết não). Khi đó, phần não bị thiếu máu nuôi do tắc nghẽn (do nhũn não), bị chèn ép (do bị vỡ mạch máu não) sẽ không thể hoạt động được, khiến phần cơ thể chịu sự chi phối của não cũng không thể hoạt động được dẫn đến bị yếu hoặc liệt.

Biểu hiện và hậu quả

Các triệu chứng của đột quỵ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và hậu quả của đột quỵ phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào, như: có thể gây nên yếu liệt, mất cảm giác, hoặc khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể có biểu hiện đau đầu nhưng đa số hoàn toàn không có.

Để có thể phát hiện sớm đột quỵ có thể dựa vào các biểu hiện như nói ngọng, rối loạn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh; mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khăn; đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng.

Người có nguy cơ cao

Ngày nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ tư tại các nước phát triển và còn là nguyên nhân chính gây tàn tật nghiêm trọng và lâu dài. Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn và người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Người bị đái tháo đường hay bệnh tim là những người có nguy cơ bị đột quỵ nhiều nhất. Huyết áp cao, cholesterol trong máu cao không điều trị, không kiểm soát được hoặc người hút thuốc lá, người mắc bệnh tim là những đối tượng có nguy cơ cao về đột quỵ.

Xem thêm:

* Vai trò của L-caitin với bệnh tim mạch

* Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim

Đau tim

Nguyên nhân đau tim

Cơn đau tim (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi một nhánh của động mạch vành mang máu đến nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bít kín bởi một khối máu đông, gây thiếu máu cục bộ trên cơ tim và dẫn đến hoại tử cơ tim. Khi cơ tim bị hoại tử sẽ gây ra tình trạng đau ngực.

cơn đau tim

Đau ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim

Biểu hiện và hậu quả

Các biểu hiện thường gặp trong cơn đau tim gồm đau ngực trái lan lên vai, lên cổ; người bệnh có cảm giác khó thở và có cảm giác tim bị thắt lại hoặc tức ngực như có ai đè lên; người bệnh toát mồ hôi, hoảng hốt.

Tuy nhiên, cơn đau tim cũng có thể biểu hiện rất nhẹ nhàng, chỉ với biểu hiện đau hoặc khó chịu ở ngực. Trong trường hợp này, người biểu hiện đau ngực thường rất mơ hồ, mờ nhạt bằng những cảm giác nặng ngực, tức ngực hoặc co thắt ở ngực. Trong một số trường hợp, cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực có thể lan tới tận cổ, lưng, hàm, tay và vai. Đặc điểm của cơn đau tim là chúng thường xuất hiện từ lúc sáng sớm cho đến giữa trưa tức là khoảng từ 4 - 10h sáng và có khoảng 1/4 các cơn đau tim diễn ra rất thầm lặng, không có biểu hiện đau ngực, nhất là ở những người có bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp. Ngoài ra, trong bệnh lý đau tim ngoài triệu chứng đau ngực, người bệnh còn có thể bị tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, nhất là nếu chúng xuất hiện ở cùng một bên, bị rối loạn trí nhớ, không nói được hoặc không hiểu điều người khác nói, nhìn mờ ở một hoặc cả 2 mắt, không bước đi được, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất khả năng thực hiện các động tác, đau đầu dữ dội, không rõ lý do, buồn nôn hoặc nôn, khó thở, đổ mồ hôi, mệt lả, thậm chí là ngất.

Đau tim ở nam giới và nữ giới hoàn toàn không giống nhau, đó là ở phụ nữ thường không có biểu hiện đau ngực điển hình mà thay vào đó là các biểu hiện như ợ nóng, buồn nôn, khó thở, đổ mồ hôi, mệt lả.

Xem thêm: 

9 triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim dễ bị bỏ qua

Chìa khóa giúp bạn phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả

Lời khuyên của thầy thuốc

Người bệnh và người nhà cần hết sức bình tĩnh và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời vì cả 2 bệnh này đều phải hết sức khẩn trương và tranh thủ từng phút một mới mong cứu sống. Tuyệt đối khi người bệnh có những biểu hiện bệnh, không nên cắt, lể, cạo gió, xoa bóp, vì như thế càng làm chậm, mất thời gian rất nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Sức khỏe đời sống

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang- giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ tim.

TPCN Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch