Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào tới trái tim của bạn?

A- A+

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, xơ vữa mạch, cao huyết áp

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều, cả hai đều ảnh hưởng đến trái tim của bạn.

Trong số tất cả những lý do để chúng ta cần phải có một giấc ngủ ngon, thì lý do bảo vệ trái tim chính là ưu tiên hàng đầu. Thời gian ngủ đã giảm 1,5 - 2 giờ mỗi người mỗi đêm trong vòng 50 năm qua. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên hệ giữa thời gian rút ngắn giấc ngủ và nguy cơ tim mạch - người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

giac-ngu-va-trai-tim

Thiếu ngủ làm gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch

Tạp chí Tim mạch châu Âu tim, năm 2011 khi xem xét 15 nghiên cứu liên quan tới vấn đề này trên 475.000 người, đã đưa ra kết luận: người có giấc ngủ ngắn có 48% nguy cơ phát triển hoặc chết vì bệnh mạch vành (CHD) trong 7 - 25 năm và 15% nguy cơ phát triển hoặc chết vì đột quỵ trong thời gian tương tự. Điều thú vị là, người có giấc ngủ dài - trung bình khoảng 9 giờ mỗi đêm cũng có tới 38% nguy cơ phát triển hoặc chết vì bệnh tim mạch và 65% nguy cơ đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các cơ chế đằng sau giấc ngủ ngắn hoặc kéo dài và bệnh tim rất khó giải thích. "Thiếu ngủ không nhất thiết gây ra bệnh tim, nhưng nó thực sự làm gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim", Phyllis Zee, giáo sư thần kinh học và giám đốc Chương trình Rối loạn giấc ngủ tại Đại học Y khoa phía Tây Bắc Feinberg cho biết.

Mối liên quan giữa mất ngủ và bệnh tim

Năm 2008, một nghiên cứu từ Đại học Chicago đã tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ ngắn và tăng vôi hóa động mạch vành. Nhà nghiên cứu Diane Lauderdale, tiến sĩ, giáo sư dịch tễ Pritzker học của trường đại học Y khoa phát biểu: “Mất ngủ là một yếu tố dự báo bệnh động mạch vành”.

Nghiên cứu của Lauderdale cũng tiết lộ rằng mất ngủ còn khiến cho tình trạng tăng huyết áp ngày càng tồi tệ, huyết áp cao hơn, trong khi đối với hầu hết mọi người, huyết áp giảm xuống vào ban đêm.

Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa dám khẳng định chắc chắn về ảnh hưởng của giấc ngủ lên trái tim, bởi lẽ đây là vấn đề tương đối mới mẻ; thêm nữa, đo lường giấc ngủ lại khá phức tạp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu về giấc ngủ dựa vào số liệu người tham gia tự báo cáo  thì “Lời khuyên khá an toàn đối với mọi người là nên ngủ hơn 6 giờ một đêm”, Lauderdale nói.

Vì sao mất ngủ không tốt cho tim?

Vì sao giấc ngủ có thể bảo vệ trái tim của bạn? Chuyên gia giấc ngủ Phyllis Zee, MD, PhD giải thích:

  • Một giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ làm giảm gánh nặng của tim, ví dụ như huyết áp và nhịp tim giảm vào ban đêm.
  • Có những biến đổi nhỏ trong nhịp tim ở người thiếu ngủ, nhịp tim của họ có thể cao hơn một chút so với bình thường - đây không phải là một dấu hiệu tốt.
  • Thiếu ngủ có thể làm tăng sự đề kháng Insulin, một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh tiểu đường typ2 và bệnh tim.
  • Giấc ngủ ngắn có thể làm tăng CRP (Protein C) – đây là một loại protein được tìm thấy trong máu, nồng độ của nó sẽ gia tăng khi cơ thể bị viêm hoặc stress. "Nếu CRP của bạn cao, đó chính là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch" Zee nói.
  • Giấc ngủ ngắn cũng gây tác động đến sự thèm ăn. Vì vậy, bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn hoặc ăn những thức ăn không tốt cho trái tim của bạn.

Như vậy việc có một giấc ngủ chất lượng, không ngủ quá nhiều cũng không quá ít mỗi ngày là một yếu tố cần thiết để có một cơ thể và một trái tim khỏe mạnh. Điều này không chỉ quan trọng với những người mắc bệnh tim mạch và còn với tất cả những người khỏe mạnh để dự phòng nguy cơ khi các bệnh tim mạch đang ngày càng trở nên phổ biến. 

Trích nguồn: http://www.webmd.com

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả