Hướng dẫn chăm sóc người bệnh suy tim độ 3 đúng cách

A- A+

Ở giai đoạn suy tim mức độ nặng như suy tim độ 3, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Bạn sẽ tìm thấy trong bài viết dưới đây những hướng dẫn về cách chăm sóc người bệnh suy tim độ 3 cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng.

Thời điểm nào người bệnh suy tim độ 3 cần chăm sóc đặc biệt?

Giai đoạn suy tim độ 3 tác động đáng kể đến tâm lý của người bệnh và gia đình họ. Vì vậy chăm sóc giảm nhẹ ở giai đoạn này rất quan trọng để người bệnh bình thản đón nhận, tránh cảm giác bất an, lo lắng về bệnh tật.

Khi bệnh suy tim tiến triển đến giai đoạn 3, các triệu chứng như: mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực xuất hiện khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực. Lúc này, ngoài việc điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần được quan tâm cả về tinh thần để giúp giảm cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe.

Chăm sóc người bệnh suy tim độ 3 đúng cách rất quan trọng khi bệnh tiến triển trở nặng

Chăm sóc người bệnh suy tim độ 3 đúng cách rất quan trọng khi bệnh tiến triển trở nặng

Chăm sóc người suy tim độ 3 đúng cách, làm giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật

Việc chăm sóc đúng cách khi bị suy tim rất quan trọng để giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng và hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc cho người bệnh suy tim độ 3 mà bạn cần biết.

Khi người bệnh thấy khó thở

  • Giúp người bệnh dễ thở hơn bằng cách nới lỏng quần áo, hút đờm (nếu có).
  • Tránh các hoạt động gắng sức, nghỉ ngơi tại giường ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
  • Nếu người bệnh có những cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối cần khuyên họ nằm ở tư thế nửa ngồi sẽ giúp thở dễ hơn.

Bị phù do ứ máu ngoại biên

  • Luôn nhắc người bệnh dùng thuốc đúng giờ hoặc lấy sẵn thuốc cho họ sử dụng. Riêng thuốc lợi tiểu thường được cho uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm.
  • Ghi lại cân nặng hàng ngày, nếu phát hiện tăng cân nhanh, phù cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Chỉ nên uống khi khát. Lượng nước uống bằng tổng lượng nước tiểu trong 24 giờ + 300 ml.
  • Ăn giảm muối, giảm mặn để hạn chế tích nước, khiến phù nặng thêm.

Người bệnh thấy buồn nôn, chán ăn

Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết người bệnh suy tim thường hay có biểu hiện buồn nôn chán ăn. Khi đó cần phải xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Trong trường hợp là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý đường tiêu hóa, thì cần phải đổi loại thuốc điều trị, dùng thêm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ. Nếu là do bệnh lý tim mạch gây giảm sức co bóp ở dạ dày thì người chăm sóc cần phải thay đổi cách chế biến thức ăn cho người bệnh như:

  • Thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bún, miến, súp hay cơm trắng; giữa các bữa phụ có thể cho uống thêm 100 ml sữa. Nên chọn sữa không đường hoặc ít đường đã tách béo. Có thể chọn sữa dành cho người tiểu đường để sử dụng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn từng ít một.
  • Cách chế biến cần đa dạng, phù hợp với khẩu vị.
  • Khuyến khích người bệnh ăn nhiều rau quả chứa kali, bởi chúng rất tốt cho người bệnh suy tim, chẳng hạn chuối tiêu, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, măng tây, cá…
  • Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích…
Lắng nghe đầy đủ tư vấn của Bs Nguyễn Đình Hiến hướng dẫn cách ăn cho người bệnh suy tim

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau người

  • Giúp đỡ, khuyến khích người bệnh vận động thường xuyên, vừa sức, có thể đi bộ, đi dạo quanh phòng, quanh nhà.
  • Thường xuyên xoa bóp các chi, đặc biệt là chi dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.

Xem thêm: 5 bài tập thể dục mà người bệnh tim mạch nên biết

Khi người bệnh cảm thấy lo lắng về bệnh tật

Cần phải giải thích cho họ hiểu về bệnh theo hướng tích cực. Lúc này, người thân, người nhà phải là chỗ dựa vững chắc cho người bệnh, luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bệnh nhân vượt qua gánh nặng về bệnh tật.

Người thân và gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp người bệnh suy tim vượt qua gánh nặng bệnh tật

Người thân và gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp người bệnh suy tim vượt qua gánh nặng bệnh tật

Ích Tâm Khang giúp cải thiện chất lượng sống cho người suy tim

Dù rằng suy tim không có cách chữa nhưng nếu tuân thủ điều trị và chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh cảm thấy đỡ mệt, đỡ khó thở, giảm phù và cải thiện được sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị. Vì thế, với những người suy tim độ 3 chăm sóc đúng cách lại đặc biệt quan trọng.

Và ngoài việc dùng thuốc, ăn uống và tập luyện thì còn một giải pháp khác giúp giảm khó thở, ho, phù, mệt mỏi cho người bệnh suy tim đó chính là sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang.

Kết hợp thêm Ích Tâm Khang với thuốc điều trị nền, có thể giúp giảm triệu chứng của suy tim như khó thở, ho, phù, mệt mỏi; giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển và giảm cholesterol máu.

Đây cũng là kết quả nghiên cứu về vai trò hỗ trợ điều trị của Ích Tâm Khang được đăng tải trên Tạp chí Khoa học toàn cầu Canada (10/2014).

Trong trong thực tế có rất nhiều người bệnh suy tim khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang đã cải thiện đáng kể được các triệu chứng suy tim, người khỏe ra dù là suy tim ở mức độ nặng.

Dưới đây là tâm sự của một người bệnh đã cải thiện sức khỏe khi sử dụng Ích Tâm Khang

Xem thêm: Hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Sống với bệnh suy tim không hề dễ dàng nhưng bằng việc chăm sóc đúng cách, kết hợp tuân thủ dùng thuốc, tập luyện và kết hợp thêm giải pháp từ thảo dược sẽ giúp cải thiện triệu chứng, giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc người bệnh suy tim độ 3 và áp dụng được trong thực tế.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Tham khảo:

https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/heart-failure

https://www.mariecurie.org.uk/professionals/palliative-care-knowledge-zone/condition-specific-short-guides/heart-failure

http://vnha.org.vn/detail.asp?id=245