Những điều cần biết về bệnh van tim

A- A+

Bệnh van tim là những tổn thương làm thay đổi cấu trúc van và làm cho van không đóng hoặc mở ra như bình thường. Cho dù là hẹp hay hở  thì bệnh van tim đều gây ảnh hưởng xấu đến chức năng bơm máu của tim. Tuy nhiên, không phải cứ hở hẹp đã là trọng bệnh. Tùy theo mức độ hẹp hở và các dấu hiệu, triệu chứng đi kèm, các bác sỹ sẽ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc hay phẫu thuật, hoặc sữa chữa thay thế để làm giảm các triệu chứng của bệnh, phục hồi chức năng tim và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quị.

Chức năng của van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi

Van tim giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động bơm máu của tim, giữ cho dòng máu chảy đúng hướng, đúng thời điểm và đủ lượng máu cần thiết theo nhu cầu của cơ thể.

Có 4 van tim bao gồm: van hai lávan ba lá kiểm soát dòng chảy của máu giữa tâm nhĩ và tâm thất (buồng trên và buồng dưới của tim). Van động mạch phổi kiểm soát dòng máu từ tim đến phổi, van động mạch chủ điều chỉnh lưu thông máu giữa tim và động mạch chủ để đưa máu tới nuôi dưỡng toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, các bệnh lý tại van động mạch chủ thường nghiêm trọng hơn so với các bệnh van tim khác.

Vị trí của 4 van tim

Vị trí của 4 van tim: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ

Hẹp, hở van tim – hai dạng bệnh van tim thường gặp nhất

- Hẹp van tim: Van không mở được hết cỡ, làm giảm lưu lượng máu xuống buồng tim dưới hoặc lượng máu đi ra động mạch.

- Hở van tim: Van không thể đóng kín hoàn toàn, máu có thể rò rỉ ngược trở lại (thay vì chỉ chảy theo 1 chiều). Điều này không chỉ làm giảm khả năng bơm máu của tim, mà còn gây tích tụ máu ở tim và phổi.

Có 4 mức độ hở van tim: Hở van tim 1/4, là mức độ hở nhẹ, thường được coi là hở van sinh lý, chỉ cần điều trị khi có triệu chứng khó thở, mệt mỏi; hở van tim 2/4 là mức độ trung bình; hở van tim 3/4  là mức độ nặng và hở van tim 4/4 là mức rất nặng.

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh van tim

Hẹp, hở van tim khiến tim phải làm việc nhiều hơn mới đủ máu cung cấp cho cơ thể. Trái tim đáp ứng với tình trạng này bằng nhiều cách: buồng tim giãn ra để tăng thể tích chứa máu, cơ tim dày lên giúp bơm máu mạnh mẽ hơn. Ban đầu, những thay đổi này giúp tim làm việc hiệu quả hơn, vì vậy người bệnh có thể không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Nhưng theo thời gian, những cố gắng của tim không còn hiệu quả sẽ làm suy yếu chức năng tim và gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm:

  • Khó thở: đặc biệt sau khi bạn hoạt động gắng sức hoặc khi nằm ngửa
  • Mệt mỏi: cảm thấy chóng mặt hoặc quá yếu, không thể thực hiện được các hoạt động bình thường.
  • Đau thắt ngực: cảm giác áp lực, đè nặng trong ngực, đặc biệt là khi bạn hoạt động thể lực hoặc gặp thời tiết lạnh.
  • Đánh trống ngực: cảm giác tim đập mạnh bất thường, bỏ qua nhịp và hồi hộp.
  • Sưng phù: ở mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng.

Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau ở từng người, và không liên quan đến mức độ hẹp, hở của van. Nhiều người bệnh van tim nặng có thể không gây ra triệu chứng nào, trong khi một số người chỉ hở van nhẹ cũng có thể gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh van tim

Bệnh van tim có nhiều nguyên nhân khác nhau, một số người mắc bệnh từ khi sinh ra (bẩm sinh), số khác lại phát triển khi lớn lên. Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh van tim bao gồm:

  • Bệnh thấp tim: thường là biến chứng của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, nhưng không được điều trị triệt để, gặp phổ biến ở trẻ nhỏ từ 5 đến 15 tuổi. Thấp tim có thể được điều trị khỏi bằng cách tiêm kháng sinh đủ liều, nhưng thường để lại di chứng là hẹp, hở van tim.
  • Bệnh huyết áp caoxơ vữa động mạch: có thể làm thay đổi cấu trúc tim và tăng áp lực cho van tim, dẫn tới hẹp, hở van tim, thường ảnh hưởng chính đến van hai lá và van động mạch chủ.
  • Nhồi máu cơ tim: làm tổn thương tới dây chằng của van 2 lá và gây hở van.
  • Các nguyên nhân khác: nhiễm trùng nội tâm mạc, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, giang mai, tác dụng phụ của một số loại thuốc (như thuốc Methysergide điều trị chứng đau nửa đầu), xạ trị… cũng có thể làm hỏng một hoặc nhiều van tim.

Điều trị bệnh van tim

Các phương pháp điều trị bệnh van tim bao gồm:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh cho tim: ăn giảm muối, giảm cholesterol, hạn chế uống nhiều rượu và bỏ hút thuốc lá.
  • Điều trị bảo tồn (theo dõi và thăm khám định kỳ), áp dụng với những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng.
  • Điều trị kháng sinh dài hạn để ngăn chặn sự tái phát của liên cầu khuẩn ở những người từng bị thấp tim.
  • Dùng thuốc ngăn ngừa cục máu đông, như aspirin hay ticlopidine cho những người bệnh van tim đã từng bị thiếu máu não thoáng qua.
  • Dùng thuốc chống đông máu mạnh, chẳng hạn như warfarin, cho những người bị rung nhĩ (biến chứng thường gặp của bệnh van hai lá) hoặc những người tiếp tục gặp thiếu máu não thoáng qua dù đã điều trị ban đầu.
  • Nong van bằng bóng (Balloon dilatation): là một thủ thuật sử dụng ống thông có bóng nong ở đầu để nới rộng van tim bị hẹp.

Nong van bằng bóng tim

Nong van tim bằng bóng

- Lựa chọn sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn, giảm gánh nặng cho van và tăng cường chức năng bơm máu của tim, từ đó có thể giúp ngăn ngừa hẹp, hở van tiến triển và phòng nguy cơ suy tim cho người bệnh van tim. Trong đó, Tpcn Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế, giúp cải thiện rõ rệt tình trạng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực và cải thiện chức năng tim cho người bệnh tim mạch. Rất nhiều người bệnh van tim nặng đã phục hồi được sức khỏe và trì hoãn được phẫu thuật nhờ kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ từ Tpcn Ích Tâm Khang trong điều trị, như chia sẻ dưới đây:

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh hở van tim hiệu quả của cô Nhung, Nam Định

Phẫu thuật van tim và lựa chọn van thay thế

Khi van tim hư hỏng nặng, người bệnh cần phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van. Có hai loại van thay thế là van cơ học (van nhân tạo, được làm từ nhựa và kim loại, phổ biến nhất là van St. Jude) hoặc van sinh học (được làm từ van tim của lợn, bò hoặc có người hiến tặng).

Vậy làm thế nào để lựa chọn được van thay thế phù hợp? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có đặc tính của van. Van cơ học có tuổi thọ cao nhưng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong van, người bệnh phải uống thuốc chống đông (warfarin) suốt đời. Van sinh học mặc dù không làm tăng nguy cơ đông máu nhưng thường phải thay sau 10 – 12 năm, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc chống đông vài tháng sau phẫu thuật. Một số van sinh học thế hệ mới có tuổi thọ bền hơn.

Bạn có phù hợp để dùng thuốc chống đông máu lâu dài không, đó là điều quan trọng khi lựa chọn van. Chẳng hạn, van cơ học không thích hợp cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì thuốc chống đông máu có thể qua nhau thai và ảnh hưởng đến em bé. Các yếu tố các cần xét đến gồm có: Độ tuổi, mức độ hoạt động thể chất, chức năng tim của người bệnh và van tim nào bị hư hỏng.

Trong trường hợp van động mach chủ cần thay thế, van cơ học sẽ được lựa chọn nếu bệnh nhân dưới 65 tuổi, van sinh học sẽ được chọn cho người bệnh nhiều tuổi hơn. Nếu van hai lá cần thay thế, van cơ học thường được ưa chuộng hơn vì van sinh học không bền ở vị trí của van hai lá.

Tuy nhiên, phẫu thuật thay van không có nghĩa là bệnh van tim đã được chữa khỏi hoàn toàn, mà người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái hẹp hở van trở lại, vì vậy vẫn cần duy trì lối lành mạnh, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và cần thực hiện dự phòng bằng kháng sinh trước khi tiến hành bất kỳ phẫu thuật hay tiểu phẫu nào như nhổ răng, cắt amidan…  để ngăn ngừa nhiễm khuẩn gây viêm nội mạc tim.

XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ HẸP, HỞ VAN TIM HIỆU QUẢ

Tham khảo: http://www.hopkinsmedicine.org