Điểm danh các triệu chứng suy tim thường gặp nhất

A- A+

Mệt mỏi, khó thở, ho khan, tứ chi phù, tăng cân bất thường, đi tiểu đêm... là các triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim. Bằng cách nhận biết sớm các triệu chứng suy tim, người bệnh có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Dấu hiệu cảnh báo suy tim thường gặp

Suy tim hay suy tim sung huyết là tình trạng xảy ra khi tim giảm hoặc không còn khả năng bơm máu tới các cơ quan và hút máu từ các cơ quan về. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ tử vong của người bệnh.

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các bác sĩ và bệnh nhân nhanh chóng nhận ra căn bệnh này:

Mệt mỏi

Người bị suy tim sẽ có cảm giác mệt mỏi, mau kiệt sức, khó làm việc liên tục trong thời gian dài do các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não và cơ bắp không được cung cấp đủ máu giàu oxy cùng với chất dinh dưỡng.

Ban đầu tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện khi làm việc gắng sức. Nhưng khi mức độ suy tim tăng, người bệnh có thể bị mệt ngay cả khi thực hiện những hoạt động thường nhật như: sinh hoạt cá nhân, đi lại, leo cầu thang. Hay đơn giản là đi bộ chừng vài chục mét, người bệnh cũng phải dừng lại để nghỉ mới có thể đi tiếp.

Người bệnh suy tim thường có triệu chứng mệt mỏi, mau kiệt sức

Người bệnh suy tim thường có triệu chứng mệt mỏi, mau kiệt sức

Khó thở

Khó thở cũng là một trong các triệu chứng suy tim rất thường gặp. Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ, thở khò khè khi gắng sức, nhưng về sau, khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm. Bệnh nhân thường phàn nàn rằng bị mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn khi thức dậy, hay tỉnh giấc vào ban đêm. 

Ở những người suy tim sung huyết nặng (suy tim độ 3, độ 4), mức độ khó thở có thể nặng hơn, chỉ cần đi bộ, leo cầu thang, tắm giặt, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng khó thở. Nhiều người suy tim giai đoạn cuối phải kê cao đầu trên hai chiếc gối, ngủ ngồi mới có thể thở được.

Nguyên nhân bệnh nhân suy tim bị khó thở là do tình trạng tăng áp lực động mạch phổi. Các phế nang (thành phần cấu tạo nên phổi) bị tràn dịch và máu nên không thể trao đổi được oxy, khiến hầu hết các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy.

Khó thở do suy tim dễ nhầm với khó thở do các bệnh hô hấp khác. Để phân biệt, bạn có thể tham khảo bài viết: Cách nhận biết triệu chứng khó thở do suy tim

TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 kiểm chứng có hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù, khó thở do suy tim, tăng cường chức năng tim, giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp thảo dược này

hotline

Ho khan 

Người bệnh suy tim có thể bị ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn, từng tràng, khó khạc đờm, không rõ nguyên nhân. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy suy tim đang tiến triển khiến máu bị ứ lại ở phổi. Với những người suy tim nặng, thậm chí cứ nằm là họ lại bị ho, buộc phải ngồi mới cảm thấy dễ chịu. 

Giống như khó thở, ho do suy tim rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh thường bỏ qua hoặc bị chuẩn đoán sai.

Phù, tăng cân 

Tim bị suy yếu nên khả năng hút máu từ các tĩnh mạch xa tim về tim, như tĩnh mạch chi dưới cũng giảm. Chất lỏng có thể ứ lại mao mạch, động mạch và gây phù.

Phù trong suy tim thường xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân và nặng hơn vào buổi chiều. Điều này khiến người bệnh cảm thấy giày dép buổi sáng đi vừa nhưng đến chiều lại chật. Nếu dùng tay ấn lên mắt cá chân sẽ thấy lõm ngay cả khi nhấc ngón tay ra. Trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị phù ở bụng, khó tiêu, nặng nề, mặt to ra.

Phù thường là triệu chứng suy tim ở giai đoạn nặng

Phù thường là triệu chứng suy tim ở giai đoạn nặng

Các dấu hiệu khác

Ngoài các biểu hiện mệt mỏi, khó thở, ho khan, phù, người bệnh suy tim có thể gặp thêm 1 số triệu chứng khác như:

  • Rối loạn nhịp tim: Khi cơ tim giảm khả năng bơm hút máu, nhịp tim sẽ tăng lên, để giúp tim bù đủ máu giàu oxy đến các cơ quan, đôi khi nhịp đập nhanh bất thường khiến người bệnh trở nên lo lắng, bồn chồn và có thể rối loạn tâm thần. Ngoài ra, người bệnh suy tim sung huyết còn có thể xuất hiện cảm giác đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn,…
  • Đi tiểu về đêm: Người bệnh suy tim sung huyết sẽ đi tiểu về đêm nhiều hơn do lúc nằm xuống, lượng máu được cung cấp tới thận tăng.
  • Tím tái, ngất xỉu: Do máu lưu thông kém, máu nghèo oxy bị tích tụ lại ở ngoại biên gây biểu hiện tím tái ở môi và đầu các chi, nặng hơn có thể thấy tím rõ ở bàn chân. Đồng thời, thiếu máu não là nguyên nhân khiến người bệnh dễ ngất xỉu.

Làm gì khi có các triệu chứng suy tim?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh suy tim trên đây, hãy sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch. Các bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn thực hiện một số phương pháp hoặc xét nghiệm chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X quang ngực để xác định tình hình tắc nghẽn phổi/tim to.
  • Điện tâm đồ ECG kiểm tra nhịp tim.
  • Siêu âm tim để đánh giá cấu trúc của tim.
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng.
  • Chụp quét tưới máu cơ tim.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

Dựa vào các kết quả xét nghiệm, hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định được chính xác có phải bạn đang bị bệnh suy tim sung huyết hay không. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn (dùng thuốc, thay đổi lối sống, can thiệp phẫu thuật, sử dụng thảo dược…).

Điều bạn cần làm là kiên trì điều trị và giữ tinh thần lạc quan. Bởi thực tế đã có rất nhiều người bệnh suy tim dù nặng (độ 3, độ 4) nhưng nhờ điều trị tốt đã có thể trở lại cuộc sống bình thường. Ông Đặng Đình Nịnh trong video dưới đây là một ví dụ điển hình.

Phát hiện mình bị bệnh ở giai đoạn nặng (suy tim độ 3, EF chỉ còn 20%), đã không biết bao lần ông Nịnh ngỡ mình không qua khỏi. Nhưng bằng ý nghĩ “còn nước còn tát”, ông đã vượt qua mọi khó khăn và tìm ra giải pháp cho mình. Giờ đây, ông đã có thể đi bộ 4 – 5 cây số mà không bị khó thở hay mệt mỏi. Các cơn ho khan biến mất, ông ngủ ngon hơn và trở lại làm việc đỡ đần vợ con như trước khi bị bệnh.

Ông Nịnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim của mình

Xem thêmChia sẻ của người bệnh suy tim về cách giảm ho phù khó thở

Trên đây là 5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị suy tim sung huyết mà người bệnh nên lưu ý. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào cần đi khám sớm và điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ để không xuất hiện các rủi ro đáng tiếc.

hotline

Theo nguồn: https://www.sharecare.com/

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.