Sa van 2 lá có nguy hiểm không? Cách sống hòa bình với bệnh

A- A+

Sa van 2 lá (MVP) có thể gây ra các biến chứng như hở van 2 lá, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc, đứt cầu cơ. Để hiểu rõ hơn về sa van 2 lá cũng như cách phòng ngừa những biến chứng do bệnh gây ra, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Sa van 2 lá là gì?

Sa van 2 lá là tình trạng một hoặc cả 2 lá van bị phồng lên, sa vào nhĩ trái trong thời kỳ tâm thu (khi thất trái co bóp tống máu đi). Hiểu đơn giản hơn, khi van 2 lá bị dày lên, phình ra (ra) vào tâm nhĩ thì sẽ hình thành sa van 2 lá. Bệnh còn có những tên gọi khác là hội chứng Barlow, hội chứng phình van hai lá, hội chứng van đĩa mềm. 

Các chuyên gia y tế ước tính rằng tình trạng sa van 2 lá hiện nay gây ảnh hưởng đến 5% dân số. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới từ 20 đến 40 tuổi, đặc biệt ở những người có lồng ngực hẹp, lõm hoặc có cấu tạo xương bất thường.  

Sa van 2 lá thường không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, khi có một lượng nhỏ máu rò rỉ trở lại buồng tâm nhĩ trái, ảnh hưởng đến lượng máu được bơm ra khỏi tim, có thể gây thiếu máu tới các cơ quan với triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, khó thở

Sa  van 2 lá sẽ khiến cho máu bị chảy ngược lại vào nhĩ trái

Sa  van 2 lá sẽ khiến cho máu bị chảy ngược lại vào nhĩ trái

Nguyên nhân gây sa van hai lá

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sa van 2 lá chính là sự thoái hóa mô liên kết giữa lá van 2 lá và dây chằng. Khi sự thoái hóa này xảy ra, lớp collagen xơ tại van sẽ bị mỏng đi dần và tích tụ thành dịch nhầy. Lúc này, các lá van sẽ bị mở rộng, mềm hơn và có thể sẽ bị cuộn lại sa vào nhĩ trái khi thất trái co lại, gây ra sa van hai lá. 

Thoái hóa mô liên kết thường tự phát, tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất phát từ các bệnh lý sau:

  • Hội chứng Marfan
  • Hội chứng Ehlers-Danlos
  • Người lớn bệnh thận đa nang
  • Chứng loạn dưỡng cơ
  • Dị thường Ebstein
  • Viêm đa khớp
  • Giả u vàng sợi chun
  • Thiếu xương
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE)

Một số nguyên nhân ít gặp hơn cũng có thể khiến van 2 lá bị sa là vẹo cột sống, hút thuốc quá nhiều, huyết áp cao, mỡ máu, sốt thấp khớp...

Triệu chứng của bệnh sa van 2 lá là gì?

Sa van hai lá thường không gây ra triệu chứng rõ ràng cho tới khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể theo dõi những triệu chứng sau đây. Nếu xuất hiện với tần suất nhiều hơn bình thường thì cần đi thăm khám và thực hiện các kỹ thuật để có thể chẩn đoán có bị sa van 2 lá hay không. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân, một vài trường hợp có thể thấy gần ngất;
  • Đau ngực, đánh trống ngực
  • Khó thở khi nằm hoặc hoạt động thể chất;
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc bị loạn nhịp tim;
  • Rối nhịp nhịp tâm nhĩ.

Người bị sa van hai lá có thể bị đau ngực, mệt mỏi không rõ nguyên nhân  Sa van 2 lá có nguy hiểm không

Người bị sa van hai lá có thể bị đau ngực, mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Sa van 2 lá có nguy hiểm không

Trong đa số trường hợp, người bị sa van hai lá không gặp phải các biến chứng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Suy tim: Là biến chứng gián tiếp khi sa van 2 lá tiến triển thành hở van 2 lá và không được điều trị kịp thời.
  • Hở van 2 lá: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của sa van tim. Sa van 2 lá nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng máu phụt ngược vào trong nhĩ trái trong mỗi nhát bóp của tim khi diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới hở van 2 lá. Đặc biệt, nếu người bệnh đang bị thừa cân, huyết áp cao thì càng dễ gặp phải biến chứng này.
  • Rối loạn nhịp tim: Sa van hai lá cũng có thể gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim. Tuy không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
  • Nhiễm trùng van tim (viêm nội tâm mạc): Sa van làm tăng khả năng van tim bị nhiễm trùng cao hơn.
  • Rung nhĩ (AF) có huyết khối.

Vì vậy, nếu được chẩn đoán bị sa van 2 lá nhưng chưa có triệu chứng, bạn cũng nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng sớm sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang có thể giúp ngăn ngừa biến chứng hở van tim, suy tim do sa van 2 lá. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Chẩn đoán sa van 2 lá

Để chẩn đoán sa van 2 lá, trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra về tiền sử bệnh tim mạch của bạn. Các triệu chứng nếu có như tình trạng mệt mỏi quá mức, phù chân, khó thở cũng sẽ được kiểm tra. Sau đó, bác sỹ có thể nghe tim để phát hiện những âm thanh đặc trưng của sa van 2 lá như tiếng “click chuột” hoặc tiếng thổi của tim do dòng chảy ngược của máu.

Cuối cùng để chẩn đoán xác định, một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được chỉ định như: siêu âm tim, điện tâm đồ, X-quang tim phổi,…

Cách điều trị bệnh sa van 2 lá

Sa van hai lá nếu không có bất kỳ triệu chứng nào thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sa van 2 lá được khuyến cáo cần thận trọng khi thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa và hạn chế tham gia các hoạt động gắng sức.

Trước đây, kháng sinh được chỉ định cho người bệnh trước khi làm phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa để phòng nhiễm khuẩn nội tâm mạc. Nhưng khuyến cáo mới đây của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy kháng sinh không hữu ích với bệnh nhân sa van hai lá, do đó chỉ định này không còn được khuyên dùng.

Một số người có sa van 2 lá với biểu hiện đau thắt ngực hoặc đánh trống ngực có thể được kê đơn thêm thuốc chẹn beta giao cảm để điều trị triệu chứng. Còn khi sa van 2 lá tiến triển thành hở van 2 lá nặng hoặc suy tim sung huyết, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim. Mức thành công của phẫu thuật thường đạt hơn 90% các trường hợp. 

Phẫu thuật sửa chữa trong điều trị sa van hai lá

Phẫu thuật sửa chữa trong điều trị sa van hai lá

Lời khuyên cho người bị sa van 2 lá

Đa số các trường hợp sa van 2 lá chưa cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, nhưng người bệnh nên có các biện pháp dự phòng bằng cách áp dụng lối sống khoa học, điều độ, luyện tập lành mạnh:

  • Tránh làm các hoạt động thể lực gắng sức
  • Tập thể dục, thư giãn, tránh căng thẳng, tránh chất kích thích.
  • Theo dõi tình trạng bệnh bằng cách tái khám định kỳ.

Mặc dù sa van 2 lá không có triệu chứng, tình trạng này không ảnh hưởng đáng kể đến lối sống hay tuổi thọ. Tuy nhiên, một khi đã sa van 2 lá tiến triển nghiêm trọng thì nguy cơ hình thành huyết khối và viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, suy tim nên cần phòng ngừa và điều trị khi phát hiện bệnh.

Chứng sa van hai lá khá phổ biến nhưng không nên quá lo ngại. Thay vào đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim hoặc đau ngực (ở mọi lứa tuổi), đặc biệt là các triệu chứng khiến bạn choáng váng, khó thở hoặc muốn ngất xỉu.

Thông tin hữu ích cho bạn: Hở van tim 2 lá: Triệu chứng và cách điều trị

Theo nguồn: drugs.com webmd.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.